Nơi để những người có quá khứ lỗi lầm có cơ hội thể hiện bản thân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Mô hình “Tổ xe chở khách tự quản về an ninh trật tự” tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội đón nhận cả những người có quá khứ lỗi lẫm. Và chính những cá nhân ấy đã tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta không tránh khỏi cảm giác khó chịu tại các bến xe, khi chỉ cần xe khách vừa dừng đỗ là hàng loạt các anh, các chú tài xế xe ôm lao tới, tranh giành, chèo kéo, thậm chí là đeo bám khách không thôi. Nhưng nhiều 5 năm qua, các bến xe trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lại không hề có tình trạng đó nhờ mô hình “Tổ xe chở khách tự quản về an ninh trật tự”.

Địa điểm đón khách của Đội "xe ôm" xã Kim Chung

Địa điểm đón khách của Đội "xe ôm" xã Kim Chung

Mặc đồng phục, xếp hàng theo thứ tự, được hướng dẫn đón khách ở những nơi quy định không sợ xảy ra va chạm với các lái xe khác. Với mỗi đội viên trong Tổ, dù lăn lộn nghề “xe ôm” đã nhiều năm nhưng ai cũng tự hào khi được tham gia vào Tổ xe khách tự quản về an ninh trật tự

Bác Lê Gia Hưởng, thành viên Tổ xe chở khách tự quản về an ninh trật tự phấn khởi nói, dưới sự chỉ đạo của xã khi thành lâp tổ thì anh em rất hồ hởi, nhường nhịn cho nhau, người nào cũng được chạy, cũng đc thu nhập như nhau.

Xã Kim Chung có Khu Công nghiệp Thăng Long quy mô lớn nhất miền Bắc, với dân số tạm trú gần 20.000 dân tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về tình hình an ninh trật tự Trước tình hình đó, năm 2013, Đảng ủy xã đã có an ninh trật tự.

Đại diện Ủy ban nhân dân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, qua nhiều năm thực hiện mô hình này thì đã gắn kết được anh em trong tổ xe ôm với nhau, góp phần thực hiện tốt trật tự văn minh đô thị và một việc đặc biệt quan trọng nữa là chúng tôi đã tuyên truyền cho tổ xe khách tự quản này các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp cung cấp thông tin tố giác tội phạm và qua thời gian hoạt động thì chúng tôi đánh giá tình hình an ninh trật tự an ninh chính trị được ổn định và phát triển

Bên cạnh đó, các điểm đón chờ khách đã được lực lượng Công an cơ sở tham mưu cho chính quyền địa phương bố trí, cắm biển tại những nơi công cộng, đông người qua lại, như: gầm cầu vượt, các bến chờ xe buýt hoặc trước cổng bến xe, bệnh viện. Đồng thời, lực lượng công an cũng thường xuyên trao đổi nắm tình hình, trang bị kiến thức cơ bản về phòng chống tội phạm cho các thành viên trong tổ.

Đại diện Tổ xe chở khách tự quản về an ninh trật tự cho biết, trước khi thành lập thì hay xích mích nhưng giờ thì không có. Ở đây cũng có một số anh em từng vi phạm pháp luật và từng phải chấp hành hình phạt của pháp luật, nhưng chúng tôi cũng cùng Công an xã tạo điều kiện giúp đỡ. Đặc biệt lực lượng Công an cũng tạo điều kiện cho anh em có chỗ đứng đón trả khách cho thuận lợi, ổn định và tập huấn cho anh em biết cách lừa đảo để phòng tránh

Theo đại diện Công an Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, trong những năm vừa rồi thì chính những lực lượng này đã giúp cho việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn cụ thể như vấn đề trật tự đô thị chấm dứt được tình trạng tranh dành khách, các vụ việc xảy ra thì chính những con người này làm nhân chứng cho chúng tôi điều tra truy xét những vụ việc trên địa bàn.

Gắn ý thức trách nhiệm của những người lái xe với tình hình an ninh trật tự tại các điểm đón, chờ khách. Mô hình Tổ xe khách tự quản về an ninh trật tự không chỉ giúp nghề lái xe ôm này đỡ vất vả hơn mà còn góp phần hạn chế những bất ổn xã hội, tạo hình ảnh đẹp cho địa phương.

Ngoài mô hình trên, thời gian vừa qua, Công an huyện Đông Anh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng chuyên đề "Phát huy vai trò các đoàn thể quần chúng, phát hiện và giải quyết kịp thời mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện"; chuyên đề "Tăng cường quản lý, giáo dục, cảm hóa và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng".

Ngoài ra, tại nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố, lượng lượng Công an cấp huyện, cấp xã đã tích cực, chủ động xây dựng các mô hình, cuộc vận động. phong trào phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Quá trình thực hiện các mô hình, câu lạc bộ đó đã lồng ghép các nội dung thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng theo Nghị định số 09/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân, Công an Thành phố và các kế hoạch của địa phương về triển khai, thực hiện Nghị định số 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình, có thể thấy sự phối hợp trong quá trình hoạt động của các mô hình tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Thành phố kết hợp với thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đã khuyến khích cộng đồng xã hội thay đổi thái độ, nhận thức và xóa bỏ định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong hình phạt tù, từ đó đã bắt đầu tham gia giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, dần ổn định cuộc sống. Đồng thời, về phía người chấp hành xong án phạt tù đã dần xóa bỏ được tư tưởng mặc cảm, tự ti, từ đó dần tin tưởng và vương lên cuộc sống, quyết tâm hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Sự quan tâm, giúp đỡ tích cực từ phía các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân đã giúp cho nhiều người chấp hành xong án phạt tù có thể tìm kiếm được việc làm, có việc làm ổn định, nhiều trường hợp được các tổ chức, doanh nghiệp nhận vào làm việc, được ngân hàng cho vay vốn, đặc biệt có những trường hợp ngoài việc ổn định cuộc sống của bản thân còn tạo được công ăn, việc làm cho nhiều người khác.