Những thói quen phá hoại giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe

ANTD.VN - Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu cho thấy những gì chúng ta làm vào ban ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, nếu bạn gặp rắc rối với giấc ngủ thì hãy tránh những sai lầm dưới đây…

Chocolate đen

Chocolate đen mang lại lợi ích sức khỏe tim mạch, nhưng nó cũng khiến bạn khó ngủ. chocolate đen có lượng caffeine gấp 3 lần so với một tách trà. Ngoài ra, chocolate có nguồn gốc từ cây cacao có chứa hóa chất theobromine sẽ khiến bạn luôn tỉnh táo, có nghĩa là chocolate đen có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn. Vì vậy, nếu ăn chocolate đen vào ban đêm, tránh ăn cùng với đồ uống chứa caffeine.

Ngủ trưa

Ngủ trưa có thể làm gián đoạn đồng hồ tự nhiên của cơ thể và gây cản trở giấc ngủ vào buổi tối. Mặc dù bạn dễ dàng có giấc ngủ trưa ngon lành nhưng chưa chắc sẽ có giấc ngủ ban đêm sâu hơn. Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên nên ngủ trưa ngắn (khoảng 30 phút).

Đi vệ sinh nhiều trong đêm

Uống nhiều nước vào ban ngày có thể khiến bạn tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh. Thức dậy để đi vệ sinh nhiều hơn một lần mỗi đêm có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước vào ban ngày nhưng trước khi đi ngủ hoặc buổi chiều muộn tránh uống quá nhiều nước. 

Uống rượu

Nhiều người nghĩ rằng, uống rượu sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn nhưng thực tế nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Sau vài giờ uống rượu, chúng sẽ tác dụng như một chất kích thích khiến bạn ngủ nhiều hơn và ngủ kém hơn. Để ngủ ngon, tốt nhất không tiêu thụ đồ uống có cồn, nhưng nếu bạn uống rượu thì hạn chế lượng vừa phải và nên uống trước khi đi ngủ 2 đến 3 giờ. 

Nhìn đồng hồ nhiều lần

Không có gì có thể gây bực bội hơn nếu bạn không ngủ được và xem đồng hồ liên tục. Việc theo dõi đồng hồ thực tế lại càng làm bạn khó ngủ, tăng căng thẳng, lo lắng. Nếu bạn không thể đi ngủ sau 20 phút lên giường, thì nên đứng dậy và thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng đi ngủ sớm hơn.

Thay đổi hormone

Mức độ biến đổi của estrogen và progesterone có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở những phụ nữ trẻ và phụ nữ lớn tuổi trong giai đoạn mãn kinh sớm. Nếu hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ, thiết lập một lịch trình sinh hoạt hợp lý kết hợp hoạt động thể chất. Đồng thời giữ cho phòng ngủ được mát mẻ, thoáng sạch và thói quen ngủ đúng giờ.

Ăn nhiều chất đạm

Thực phẩm giàu chất đạm và chất béo bão hòa như thịt đỏ mất nhiều thời gian để tiêu hóa, và các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa thực phẩm có hàm lượng chất béo cao với việc giảm chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy vitamin D và axit béo omega-3, hai chất dinh dưỡng cao trong cá hồi giúp điều chỉnh giấc ngủ. Ngoài ra, ăn thực phẩm nhiều đường trước khi đi ngủ có thể làm cho đường trong máu tăng lên và tuyến tụy tiết ra insulin quá nhiều gây khó ngủ.

Không ra ngoài trời

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng sẽ giúp thiết lập lại nhịp sinh học trong 24 giờ tiếp theo, tạo cho bạn cảm giác tỉnh táo vào buổi sáng và cảm thấy buồn ngủ khi đến lúc phải đi ngủ.

Dành quá nhiều thời gian trên điện thoại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành quá nhiều thời gian trước màn hình khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thiết bị phát ánh sáng màu xanh làm rối loạn sản sinh melanin tự nhiên của cơ thể, loại hormone làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Nhưng một nghiên cứu mới thấy rằng dành quá nhiều thời gian trên điện thoại thông minh bất cứ lúc nào trong ngày cũng có thể gây bất lợi cho giấc ngủ đêm. 

Ngồi nhiều

Trên thực tế, những người không có hoạt động thể dục thường xuyên có chất lượng giấc ngủ thấp hơn nhiều so với những người tập thể dục thường xuyên. Một cuộc khảo sát từ Quỹ giấc ngủ quốc gia (Mỹ) cho thấy, không chỉ những người tập thể dục mà thậm chí những người ngồi ít hơn cũng có giấc ngủ ngon hơn. Theo các nghiên cứu, ngồi ít hơn 6 giờ mỗi ngày có tương quan với giấc ngủ tốt, so với ngồi 10 giờ hoặc hơn mỗi ngày.