Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết

ANTĐ -Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7, vê%3ḅ tinh Kamikaze, tàu không gian MiG-105, trạm không gian Almaz, trạm chiến đấu trong không gian Polyus  là những dự án quân sự hàng không vũ trụ lớn và tiên phong trong ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô. Tuy nhiên, những dự án này đã "chết yểu" vì nhiều nguyên do khác nhau. 

1.     Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-7. 

Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết ảnh 1Một tên lửa đạn đạo R-7 ICBM được trưng bày tại Moscow

Vào những năm 1950, R-7 là tên lửa đạn đạo liên lục địa đưa nhân loại vào thời đại không gian, được thiết kế bởi nhà thiết kế tên lửa thiên tài của Ukraine, Sergei Korolyov. Nó được xem là vũ khí tối thượng có thể giúp cựu lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev tiêu diệt phi đội máy bay ném bom chiến lược lỗi thời của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 4-10-1957, Liên Xô đã phát triển Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên của thế giới thay cho R-7. 

2.     Vệ tinh Kamikaze. 

Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết ảnh 2Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ mô tả một vệ tinh Kamikaze của Liên Xô

Khi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ vượt qua quỹ đạo vệ tinh vào những năm 1960, Liên Xô đã tìm cách để tiêu diệt “con mắt tò mò” này. Giải pháp tương đối đơn giản đó là đóng gói phần khung ngầm của một vệ tinh bằng chất nổ và cơ động nó đủ để làm hỏng các vệ tinh của đối phương với các mảnh đạn. Liên Xô đã thử nghiệm trên vệ tinh của chính mình, tuy nhiên đã không thành công và nó không bao giờ được triển khai thành vũ khí tấn công.

3.     Tàu không gian MiG-105.

Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết ảnh 3Một nguyên mẫu MiG-105 được trưng bày tại Bảo tàng Không quân trung tâm Moscow

Vào những năm 1960-1970, tàu không gian nhỏ này được thiết kế nhằm đáp trả lại một chương trình của không quân Mỹ có tên gọi là Dyna-Soar. Con tàu vũ trụ MiG-105 với tải trọng nhỏ sẽ đưa một người đi vào quỹ đạo, trên một tên lửa và sẽ quay lại quay lại trái đất giống như một chiếc máy bay. Nó được sử dụng như một vệ tinh, một thiết bị trinh sát hoặc một vũ khí. Tuy nhiên, vào những năm 1970, MiG-105 đã phải hủy bỏ để nhường chỗ cho việc phát triển tàu con thoi Buran.

4.     Trạm không gian Almaz. 

Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết ảnh 4Các Mo-dun Zarya, thành phần cốt lõi của trạm không gian

Vào những năm 1970, cả Mỹ và Liên Xô đều có ý tưởng đưa lực lượng quân sự đóng quân tại trạm không gian nhằm theo dõi lẫn nhau. Thế nhưng trong khi Mỹ không bao giờ có ý định thành lập một trạm không gian quân sự, thì Liên Xô lại chuẩn bị bắt tay vào thực hiện xây dựng 3 trạm không gian quân sự, được gọi là Almaz. Tuy nhiên, dự án này không bao giờ được thực hiện bởi vì Liên Xô nhận ra rằng, các vệ tinh có hiệu quả trong việc trinh sát hơn so với trạm không gian.

5.     Trạm chiến đấu trong không gian Polyus. 

Những dự án hàng không vũ trụ “đoản mệnh” thời Xô Viết ảnh 5Mô hình Polyus

Trong những năm 1980, nổi cộm lên những thông tin cho rằng, Liên Xô đang theo đuổi ý tưởng xây dựng một trạm chiến đấu trong không gian, đe dọa sáng kiến vệ tinh  Laser của Tổng thống Mỹ,  Ronald Reagan lúc bấy giờ. Theo thông tin từ tạp chí Air and Space, mẫu một trạm không gian đã được đưa ra vào năm 1987, nhưng đã không đạt được quỹ đạo và rơi trở lại trái đất.

Nếu Polyus khởi động thành công, trò chơi giữa Liên Xô và Mỹ sẽ thay đổi. Liên Xô sẽ đánh bại hệ thống vũ khí laser của Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là dự án đã bị bỏ dở.