Nhìn lại vụ tai nạn Su-30 đầu tiên và cũng "lãng xẹt" nhất

ANTĐ - Trong số hơn chục vụ tai nạn Su-30, vụ đầu tiên và cũng đáng nhớ nhất là sự cố chiếc Su-30 của Nga bị rơi trong khi bay tập chuẩn bị cho buổi biểu diễn tại Triển lãm hàng không Paris năm 1999.

Một chiếc Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam bị rơi ở khu vực đảo Hòn Mắt - Thanh Hóa, sau khi cất cánh thực hiện một chuyến bay huấn luyện từ sân bay quân sự Sao Vàng (Thanh Hóa) vào lúc khoảng 7h30 sáng ngày 14/6/2016.

Hiện khu vực máy bay rơi đã được xác định, Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường, Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30, phi đội trưởng của Trung đoàn 927 đã được cứu sống và đưa vào bờ.

Hiện các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ Việt Nam và của lực lượng không quân cùng với số lượng lớn tàu thuyền của ngư dân Thanh Hóa đang tiếp tục tìm kiếm tung tích phi công thứ 2 là Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Thượng tá Trần Quang Khải.

Được biết, chiến đấu cơ Su-30MK2 là tiêm kích hạng nặng thuộc dòng Su-30 do Nga sản xuất. Tính từ khi chiếc Su-30 đầu tiên được biên chế chính thức cho quân đội Nga vào năm 1996 đến cuối năm 2015, đã có khoảng trên 540 chiếc chiến đấu cơ dòng Su-30 được sản xuất.

Hiện không quân Nga và Ấn Độ sử dụng nhiều Su-30 nhất, với khoảng trên 300 chiếc. Ngoài ra, máy bay tiêm kích Su-30 còn được biên chế trong không quân các nước Việt Nam, Indonesia, Uganda, Angola, Venezuela, Algérie, Malaysia, Kazakhstan và Trung Quốc.

Tính đến nay, ghi nhận chính thức có 13 vụ tai nạn xảy ra đối với mẫu tiêm kích dòng Su-30 do Nga sản xuất. Trong đó, Không quân Indonesia dính 2 vụ, Không quân Ấn Độ gặp ít nhất 6 vụ (lớn), Không quân Nga 3 vụ, Không quân Venezuela 1 vụ và vụ mới nhất là tại Việt Nam.

Máy bay chiến đấu dòng Su-30 của Không quân Nga

Ấn Độ là nước hứng chịu nhiều vụ rơi tiêm kích Su-30 nhất trên thế giới và còn rất nhiều những tai nạn nhỏ khác, phần lớn do trục trặc kỹ thuật.

Tháng 3/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Anthony báo cáo trước Quốc hội rằng, tính từ tháng 1/2013 đến 12/2014 đã có tổng cộng 35 sự cố lớn nhỏ có liên quan đến Su-30MKI.

Vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới tiêm kích Su-30 diễn ra ngày 12/6/1999 tại Triển lãm Hàng không Paris. Đây cũng là vụ tai nạn được coi là “lãng xẹt” nhất bởi nó do lỗi của phi công điều khiển chiếc Su-30, thực hiện một động tác kỹ thuật chưa đúng.

Đoạn video đặc tả pha biểu diễn tại Triển lãm hàng không Paris 1999 cho thấy, chiếc Su-30MK đã có màn nhào lộn vô cùng ngoạn mục, trong đó có cả động tác kỹ thuật siêu khó là “Rắn hổ mang Pugachev” trên bầu trời tại Triển lãm hàng không Paris, trước khi tai nạn xảy ra.

Khi đó, phi công đã điều khiển chiếc Su-30 lộn vòng và bay sát mặt đất để bay lên nhưng do căn độ cao thiếu chính xác lên chiếc máy bay đã quệt đuôi xuống đất và bốc cháy dữ dội ở phần động cơ. Chiếc Su-30MK đã cố gắng bay ngược lên nhưng nó không thể tiếp tục nâng không.

Khi máy bay khựng lại ở độ cao cách mặt đất chỉ vài trăm mét, hai phi công trên máy bay đã phóng dù thoát hiểm kịp thời và may mắn sống sót nhưng chiếc Su-30 đã rơi xuống đất và cháy nổ tan tành.

Xem video chiếc Su-30 bị rơi ở Triển lãm hàng không Paris năm 1999: