- Ra mắt “Tổ tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chung tay hành động trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
- Hà Nội đặt 9 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
- Làm chủ cuộc chơi trong kỷ nguyên vươn mình
![]() |
Thế hệ trẻ Việt Nam cần trang bị những phẩm chất cần thiết của công dân số, công dân toàn cầu |
Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm cho biết, đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9.
Hội thảo 80 năm Bác Hồ gửi thư cho các em học sinh và phát triển giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình – góc nhìn từ nhà trường nhằm quán triệt chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng và của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đồng thời làm rõ thực trạng, giải pháp trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Các nhà khoa học, giáo dục đã thảo luận các vấn đề cụ thể như nhà trường cần làm gì khi bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc và xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới; Nhà trường với phong trào “Bình dân học vụ số”; Thế hệ trẻ Việt Nam làm gì và làm như thế nào bước vào kỷ nguyên vươn mình. Đặc biệt, các nhà khoa học đưa ra 9 thách thức đối với ngành giáo dục trong thời đại công nghệ số để có thể bàn những giải pháp cụ thể trong thời gian tới.
![]() |
TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra 5 yếu tố quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục thời đại cách mạng số và hội nhập quốc tế |
Cùng với đó, các ý kiến tập trung phân tích tầm nhìn thời đại của Bác Hồ trong Thư gửi cho các học sinh nhân ngày khai giảng tháng 9/1945 đến những vấn đề đặt ra đối với giáo dục trung học phổ thông hiện nay.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định 5 yếu tố quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục thời đại cách mạng số và hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2030 là tự chủ, dân chủ, nhân văn, sáng tạo, hội nhập.
“Chỉ có nâng cao vị thế của nhà trường, nhà giáo trong kỷ nguyên mới chúng ta mới nhanh chóng có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số chúng ta mới cất cánh cùng dân tộc trong kỷ nguyên mới của đất nước” – TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần có đủ các phẩm chất như Tư duy toàn cầu – Gốc rễ, bản sắc; Làm chủ công nghệ-làm chủ tương lai; Tư duy phản biện và năng lực giải quyết vấn đề; Dám dấn thân, không sợ thất bại; Gắn mình với những vấn đề lớn của đất nước.