- Giữ vững an ninh khu vực, thúc đẩy sự can dự thực chất có phối hợp của các nước lớn tại tiểu vùng sông Mekong
- Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ rút ngắn chuyến công du châu Á
- Có 3 kịch bản về cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030
![]() |
Ngoại trưởng các nước thuộc nhóm "Bộ tứ" trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản |
“ASEAN luôn hoan nghênh các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định và phồn vinh chung. Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đặt nhiệm vụ chính trong năm là xây dựng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò Chủ tịch của mình, đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài và sâu sắc tới đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu và khu vực, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng ASEAN và các nước đối tác, cũng là đối tác của ASEAN chung tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống người dân vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Trong quá trình này, luật pháp quốc tế, tinh thần đối thoại và hợp tác cần luôn được đề cao.
Cũng tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11-2020.
“Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đang cùng các nước thành viên tích cực triển khai công tác chuẩn bị cho hội nghị quan trọng này và chúng tôi cũng đang chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức, làm sao đảm bảo an ninh, hiệu quả và thiết thực”, bà Hằng nói.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ASEAN hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, do đó, sau khi tham vấn các nước thành viên và đạt được sự đồng thuận về phương án tổ chức, Việt Nam sẽ có thông báo chính thức.