- Nga tăng cường tàu chiến cho lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải
- Hải quân Nga sẽ nhận một tàu thông tin liên lạc mới vào cuối năm 2017
- Tàu ngầm Nga tàng hình nhờ vật liệu phủ ngoài mới
Theo tờ báo Izvestia, các động cơ đẩy khí độc lập mới được thiết kế này sẽ giúp các tàu ngầm lớp Lada (Dự án 677) không cần phải nổi lên mặt nước hoặc sử dụng các ống thông hơi để lấy không khí, khi đó rất dễ bị radar và các hệ thống cảm biến khác phát hiện.
Nhờ các động cơ kỵ khí, tàu ngầm Kronstadt có thể lặn liên tục trong nhiều tuần liền và ít bị radar và các phương tiện săn tàu ngầm của đối phương phát hiện hơn các tàu ngầm diesel-điện thông thường khác.

Tàu ngầm diesel-điện lớp Lada của Nga
Các tàu ngầm khí độc lập (chu kỳ khép kín) thường sử dụng nhiên liệu hydro-oxy và yên tĩnh hơn so với các tàu ngầm diesel-điện đang được phát triển hiện nay.
Động cơ đẩy khí động lập (AIP) do Nga thiết kế khác nhiều so với các động cơ cùng loại của nước ngoài khi nó lấy khí hydro trong chính tàu ngầm bằng việc chuyển đổi nhiên liệu diesel trên tàu.
Tàu ngầm lớp Lada, có thể mang theo 6 ống phóng ngư lôi 533mm và phóng tên lửa hành trình, được thiết kế để phòng thủ các căn cứ hải quân, các vùng biển ven bờ và các tuyến đường giao thông trên biển.
Hiện tại, có trên 50 chiếc tàu ngầm diesel-điện trang bị động cơ AIP được biên chế hoạt động trên toàn thế giới và số lượng này có thể sẽ gia tăng gấp đôi trong thập kỷ tới.