- Hải quân Nga chuẩn bị nhận tàu ngầm hạt nhân thứ 3 lớp Borey
- Nga lại phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân
- Tên lửa Bulava thành công ngay trong lần phóng thử tác chiến đầu tiên
Trong một tuyên bố, phòng thông tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quả tên lửa Bulava này được phóng từ tàu ngầm Alexander Nevsky tại một địa điểm xác định trên biển Barents và đã phóng trúng một mục tiêu đã định tại thao trường Kura trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông.
“Tàu ngầm phóng khi đang lặn. Thông số về đường bay của tên lửa Bulava diễn ra bình thường. Theo dữ liệu kiểm soát mục tiêu xác nhận, đầu đạn của tên lửa đã tiếp cận thành công một thao trường trên bán đảo Kamchatka”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Igor Konashenkov, cho biết.
Trước đó, hôm 29-10, hải quân Nga cũng đã phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ một chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei khác là Yuri Dolgoruky trên biển Barents, ngay trong lần phóng thử tác chiến đầu tiên trong khuôn khổ chương trình huấn luyện chiến đấu.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa đã được phóng từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky khi đang lặn ở một vị trí trên biển Barents và bắn trúng mục tiêu đã định ở trường bắn Kura trên bán đảo Kamchatka, thuộc khu vực Viễn Đông.
Borey là lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, và sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4 chuẩn bị được loại biên. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch đóng ít nhất 8 chiếc tàu ngầm lớp Borey để biên chế hoạt động trước năm 2020.
Trong khi, Bulava là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm có thiết kế 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m và có thể mang tới 10 đầu đạn dẫn hướng độc lập. Trọng lượng phóng từ 36,8 tấn - 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa lý thuyết trên 8.000km (5.000 dặm).
Mặc dù nhiều vụ phóng thử thất bại trước đây (vụ cuối cùng vào tháng 9-2013), nhưng Bộ Quốc phòng Nga khẳng định sẽ không có sự thay thế nào đối với tên lửa Bulava và dự kiến dòng tên lửa này sẽ trở thành nòng cốt của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Sau vụ thử thành công hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này cần duy trì năng lực răn đe hạt nhân để đương đầu với các mối đe dọa về an ninh. Hiện, quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp nhất từ thời chiến tranh lạnh do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine.