Phát biểu trên truyền hình ngày 13-9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra một tuyên bố cứng rắn là Moscow không thể chấp nhận việc Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa cơ sở hạ tầng của khối này bành trướng về hướng đông, tiến đến sát gần biên giới Nga.
Việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của NATO sát gần biên giới Nga thông qua việc xây dựng thêm các căn cứ quân sự tại các nước đã là thành viên và động thái cố lôi kéo thêm nhiều thành viên mới vào khối Liên minh là điều không thể chấp nhận, - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
"Tính toán lôi kéo thêm nhiều nước vào NATO, tiếp tục logic phân chia giới tuyến kiểu “Chiến tranh lạnh”, kéo các cơ sở của NATO lại sát gần biên giới của nước chúng tôi là điều không thể chấp nhận được", - ông Lavrov tuyên bố hôm 13-7 trong chương trình “Có quyền được biết” trên kênh truyền hình "TV Center".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định, Moscow luôn quan tâm tuân thủ các thỏa thuận để đảm bảo có khu vực châu Âu-Đại Tây Dương thống nhất và không chia cắt và nền an ninh công bằng cho tất cả. Trong bối cảnh đó, cam đoan của NATO về việc không mở rộng các căn cứ của khối này về phía Đông sẽ đóng vai trò quyết định.
Ông Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng, đề xuất của Nga trong khuôn khổ OSCE và Hội đồng Nga-NATO về luật hóa cam kết “không tăng cường an ninh của liên minh để gây phương hại đến an toàn của nước khác" trong văn bản hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý “đã bị xâm phạm nhiều lần".
Các nước thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở xứ Wales đã thông qua kế hoạch củng cố quốc phòng thủ tập thể và thỏa thuận về các điều khoản xây dựng lực lượng phản ứng nhanh. Dự kiến, các đơn vị này của NATO ở Đông Âu sẽ có cơ số hơn 4000 quân, triển khai tại 5 căn cứ mới xây dựng và có thể tràn ngập châu Âu trong vòng 48h.
Theo chiều ngược lại, người phát ngôn của Nhà Trắng Josh Ernest lại tuyên bố là Tổng thống Hoa Kỳ B.Obama và Tổng thống Nga V.Putin hiện vẫn duy trì được “mối quan hệ xây dựng”, tuy nhiên nó chỉ đúng trong các lĩnh vực khác, còn trong vấn đề Ukraine thì vẫn có cái nhìn khác biệt.
Đó là tuyên bố hôm 12-9 do phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest đưa ra. Ông Josh Ernest dẫn ra ví dụ điển hình là sự hợp tác giữa Nga và Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân của Iran trong hình thức "bộ sáu" trung gian quốc tế và hoạt động chung để tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria.
Tuy nhiên, ông Josh Ernest cũng thẳng thắn thừa nhận, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong bối cảnh tình hình Ukraine. Hoa Kỳ không công nhận sự liên kết của Crimea vào thành phần Liên bang Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3 và Washington cáo buộc Moscow có lỗi trong thực trạng bất ổn ở miền đông Ukraine.