NASA phát hiện thêm hành tinh có thể chứa đựng sự sống

ANTD.VN - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố phát hiện một trong những mặt trăng băng của sao Thổ có thể chứa đựng sự sống. 

Bề mặt của Enceladus

Tàu vũ trụ không người lái Cassini đã được đưa vào quỹ đạo sao Thổ từ năm 2004             để chụp ảnh mặt trăng Enceladus có đường kính 500km của ngôi sao này. Các nhà khoa học miêu tả Enceladus là một “thế giới đại dương đang hoạt động” với lớp băng dày 5km che phủ đại dương rộng lớn bên dưới. 

Cassini  đã thu thập mẫu hơi băng bốc lên từ bề mặt mặt trăng Enceladus và đưa về Trái đất phân tích. Chuyên gia phát hiện trong đám hơi băng này chứa khí hydrogen - loại khí cung cấp nguồn năng lượng hóa học cho sự sống. Sự hiện diện của hydrogen có nghĩa                là nếu vi khuẩn có trên ladus thì vi khuẩn có thể tạo ra năng lượng bằng cách kết hợp khí hydrogen với carbon dioxide hòa tan trong nước. Phản ứng hóa học này, gọi là methanogenesis sản xuất ra sản phẩm phụ là methane, được NASA mô tả như “gốc rễ của cây sự sống trên Trái đất”.

NASA cũng thông báo có thêm dấu vết cột hơi bốc lên từ mặt trăng Europa của sao Mộc, cho thấy hành tinh chứa đựng đại dương này có thể là một nơi lý tưởng khác để tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất.