- Tổng thống Putin ra lệnh diễn tập cực lớn đúng ngày sáp nhập Crimea
- Tổng thống Putin: Mỹ đứng sau đảo chính ở Kiev, Nga cứu sống ông Yanukovych
- Nga tuyên bố có quyền triển khai vũ khí hạt nhân tại Crimea
Hôm 11-3-2014, sau một cuộc đảo chính ở Kiev, Crimea và thành phố cảng có tư cách đặc biệt Sevastopol đã thông qua một tuyên bố tách khỏi Ukraine, và yêu cầu sáp nhập với Nga. Đến ngày 16-3 cùng năm, 96% cư dân Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Ngay sau đó, Mỹ, nước từ chối công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này, đã áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Crimea, cũng như một loạt các biện pháp trừng phạt chống Nga, do cáo buộc Moscow can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
"Tôi không chỉ có ý ủng hộ tiếp tục các biện pháp trừng phạt đến khi các cuộc xâm lược của Nga ở miền đông Ukraine chấm dứt, mà còn cho đến khi họ rút khỏi Crimea", Thượng nghị sĩ Murphy, thành viên Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết.
Thượng nghị sỹ John McCain
Ông Murphy cho biết thêm rằng ông hy vọng, "cuối cùng, bán đảo Crimea sẽ trở thành một phần của Ukraine", đồng thời thừa nhận rằng nền kinh tế Crimea đang "gặp vấn đề" và cuộc xung đột tại Ukraine không đem lại lợi ích gì cho người dân Crimea.
Tuy nhiên, ông Murphy khẳng định rằng ông sẽ không ủng hộ việc nới lỏng lệnh cấm vận kinh tế đối với Crimea cho đến khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm ngoái tại Crimea về việc sáp nhập với Nga được đảo ngược.
Còn Thượng nghị sỹ John McCain, chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ, cũng tuyên bố rằng lệnh cấm vận kinh tế của phương Tây đối với Crimea sẽ không thể đảo ngược cho đến khi Nga rời khỏi lãnh thổ này. Điều kiện cần thiết để dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Crimea là “Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ra đi”.
Trong khi đó, cùng ngày 16-3, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Crimea Oleg Savelyev cho biết, nhiều quốc gia muốn đầu tư vào Crimea và khẳng định rằng, nền kinh tế của khu vực này đang phục hồi.