- Triều Tiên từng đề xuất cùng Hàn Quốc thành lập Nhà nước liên bang trung lập năm 1987
- Dự án tên lửa liên lục địa Rubezh của Nga "chết yểu"
- Hé lộ nội dung Hội nghị thượng đỉnh Tổng thống Trump - Putin
“Đã đến lúc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán và ngừng vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Mỹ không có ý định vi phạm INF nhưng điều này có thể xảy ra vì Nga”, bà Hutchison cho biết vào hôm 2-10.
Ngoài ra, bà Hutchison khẳng định Mỹ vẫn cam kết thực hiện các giải pháp ngoại giao nhưng sẽ chuẩn bị một phương án tấn công quân sự để phá hủy loại tên lửa của Nga vi phạm hiệp ước INF trước khi nó gây hại cho bất kì quốc gia nào.

Nga bị cáo buộc đã thử nghiệm và triển khai loại tên lửa hành trình vi phạm hiệp ước INF
Trước đó, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg cũng đã thúc giục Nga phải minh bạch và giải thích cáo buộc vi phạm INF từ Mỹ.
Đây là hiệp ước mà Mỹ và Liên-xô từng kí vào năm 1987, nhằm cấm việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ trên bộ tầm bắn từ 500km đến 5.000km.
Mặc dù INF đã giúp loại bỏ được hàng nghìn tên lửa có trong kho vũ khí của Nga và Mỹ, nhưng 2 nước vẫn liên tiếp cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước này.
Theo Mỹ, loại tên lửa 9M729 mới của Nga nằm trong quy định cấm của INF và có khả năng tấn công châu Âu trong thời gian cực nhanh. Truyền thông phương Tây cho rằng, đây chính là phiên bản phóng từ trên bộ của tên lửa hành trình Kalibr-NK và đã được thử nghiệm thành công.
9M729 được cho là có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.
Trong khi đó, Nga lại tố Mỹ vi phạm INF bằng việc lấy cớ triển khai hệ thống phòng không đến châu Âu nhưng thực chất hệ thống này lại là có khả năng phóng các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk.