- Công chức chứng thực nhầm giấy tờ giả có phải chịu trách nhiệm?
- Khi nào bị cáo bị bắt tạm giam tại phiên tòa?
- Có phải ai cũng mở được trường mầm non tư thục?

Người phạm tội ít nghiêm trọng, thường được xem xét tại ngoại dễ dàng hơn
Trả lời: Điều 92 Bộ luật TTHS 2003 quy định về các biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, theo đó, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKSND, TAND có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Cũng theo Bộ luật này, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, CQĐT, VKSND, TAND có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
Như vậy, người nhà của người phạm tội có thể được bảo lĩnh hoặc đặt tiền, tài sản để người thân của mình được tại ngoại. Tuy nhiên việc cho tại ngoại hay không lại phải phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng, dựa vào những căn cứ luật định.

Luật sư Hoàng Huy Được (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Thực tế cho thấy, việc đề nghị cho tại ngoại thường được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện: Về thời gian chấp hành, thời gian tạm giam do quy định của Bộ luật TTHS quy định phụ thuộc vào từng loại tội. Tội ít nghiêm trọng không quá 2 tháng, tội nghiêm trọng không quá 3 tháng...
Cơ quan tiến hành tố tụng thường cho tại ngoại khi bị can chấp hành được hơn một nửa thời gian tạm giam. Hơn nữa, thời điểm để làm đơn xin tại ngoại rất quan trọng và người làm đơn nên chọn vào những ngày lễ lớn, đặc biệt là các dịp lễ, Tết... Ngoài ra, những người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thường được xem xét tại ngoại dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc người bị tạm giam đã nhận tội hay chưa, nhân thân người bị tạm giữ ra sao… cũng là các yếu tố để xem xét người đó có được cho tại ngoại không.