- Lãnh tụ tối cao Iran cáo buộc các thế lực thù địch kích động bạo lực chống phá Tehran
- Tổng thống Trump: Mỹ theo dõi sát sao biến động biểu tình ở Iran
- Pháp "khuyên nhủ" Iran trong căng thẳng

Các điểm biểu tình lan rộng trên lãnh thổ Iran
Ông Torbjorn Soltvedt, chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi thuộc tập đoàn cố vấn rủi ro Verisk Maplecroft của Anh cho rằng: "Các cuộc biểu tình không chỉ lan rộng về mặt địa lý mà còn mở rộng phạm vi kết hợp một loạt bất bình chung của người dân. Không còn nghi ngờ gì nữa, các cuộc biểu tình hiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát của bất kỳ phe phái và phong trào chính trị nào".

20 người đã thiệt mạng trong các đợt biểu tình vừa qua
Còn ông Cliff Kupchan, Chủ tịch Tập đoàn Á - Âu chuyên cố vấn chính trị có trụ sở tại Washington, nêu rõ: "Các cuộc biểu tình đang diễn ra thể hiện những yêu cầu không rõ ràng, không có lãnh đạo hay tổ chức, và lan rộng khắp Iran".
Những xung đột đang diễn ra này là thách thức lớn nhất của công chúng đối với hiện trạng của Iran kể từ năm 2009 khi cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi đã khiến hàng triệu người dân xuống đường bày tỏ sự phẫn nộ.

Nếu chính phủ Iran không có biện pháp ngăn chặn rất có thể sẽ dẫn đến đỉnh điểm cách mạng ở Iran
Các chuyên gia chính trị dự đoán, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei sẽ sử dụng vũ lực để trấn áp người biểu tình một lần nữa nếu điều này được cho là cần thiết.
Theo chuyên gia Kupchan, mặc dù phải thừa nhận là bất ổn "không thể dự đoán trước", nhưng không thể có khả năng các cuộc đụng độ sẽ dẫn đến một "đỉnh điểm cách mạng cho Iran". Nhưng cuối cùng phải nói đến ở đây là khả năng đàn áp của Iran. Khi phải cứu sống chế độ, Đại giáo chủ Khamenei sẽ ra lệnh "nổ súng".