Miwon “chôn” khu di tích lịch sử dưới bể nước thải

(ANTĐ) - Dư luận còn đang đặc biệt quan tâm đến việc Công ty Miwon xả nước thải ra sông Hồng gây ô nhiễm nhưng chưa bị xử lý thì nhóm phóng viên lại tiếp tục có phát hiện khác liên quan trực tiếp đến công ty này. Toàn bộ bể chứa nước thải của công ty hiện đang đè lên khu di khảo cổ học quan trọng, tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của thời kỳ lịch sử Hùng Vương như văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đã được Nhà nước ra Quyết định số 68-2006/QĐ/BVHTT ngày 22-8-2006 xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Miwon “chôn” khu di tích lịch sử dưới bể nước thải

(ANTĐ) - Dư luận còn đang đặc biệt quan tâm đến việc Công ty Miwon xả nước thải ra sông Hồng gây ô nhiễm nhưng chưa bị xử lý thì nhóm phóng viên lại tiếp tục có phát hiện khác liên quan trực tiếp đến công ty này. Toàn bộ bể chứa nước thải của công ty hiện đang đè lên khu di khảo cổ học quan trọng, tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của thời kỳ lịch sử Hùng Vương như văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đã được Nhà nước ra Quyết định số 68-2006/QĐ/BVHTT ngày 22-8-2006 xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

>>> Thanh tra, xác minh hành vi gây ô nhiễm của Công ty Miwon

>>>Miwon sai phạm chỉ là... sự cố!?

>>>Video: Miwon xả nước thải ô nhiễm ra sông Hồng

Bất chấp lịch sử

Giá trị của di tích lịch sử văn hóa quan trọng là vậy, nhưng nó đã không còn nguyên vẹn bởi một phần khu di tích này đã bị Công ty Miwon, Phú Thọ mở rộng xây dựng khu xử lý nước thải công nghiệp đè lên.

Di tích làng Cả thuộc phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Những năm 1970, Nhà máy Miến-Mì chính Phú Thọ ủi phẳng quả đồi đã phát lộ nhiều di vật. Sau đó, năm 1976, 1977 các nhà khảo cổ phát hiện một di tích có khả năng chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại và phát triển của Kinh đô Văn Lang thời các Vua Hùng và cả thời kỳ tiền Hùng Vương.

Điển hình vào năm 2005, qua ba lần khai quật khu di tích làng Cả đã phát hiện 329 mộ táng thời kim khí, có niên đại từ nửa cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên thuộc văn hóa Đông Sơn, nằm trong phạm trù nghiên cứu Nhà nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng. Bên cạnh khu mộ táng lớn là dấu vết cư trú của người Đông Sơn.

Năm 2007, Công ty Miwon đã được UBND tỉnh Phú Thọ ký quyết định cho mở rộng nhà máy để làm hệ thống xử lý nước thải. Tổng diện tích mà Miwon xin cấp thêm là 62.700m2, trong đó có tới 30.000m2 là diện tích đất di tích lịch sử làng Cả.

Thanh tra toàn diện sai phạm của Công ty Miwon

(ANTĐ) - Ngày 5-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, ông Đặng Đình Vượng cho biết, kể từ hôm nay (6-10), Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ bắt đầu đợt thanh tra toàn diện về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Miwon Việt Nam (Miwon).

Đợt thanh tra sẽ kéo dài trong 4 ngày để làm rõ các sai phạm của Miwon. Mặc dù chưa được cấp phép xả nước thải công nghiệp ra môi trường nhưng suốt từ đầu năm 2007 đến nay, Miwon đã xả mỗi ngày hàng trăm m3 nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt, công suất 30.000 tấn/năm. Theo quy định, trước khi nhà máy hoạt động, Miwon phải xây dựng báo cáo ĐTM (đánh giá tác động môi trường) và được cơ quan chức năng thẩm định, cấp phép.

Trước đó, trả lời Báo An ninh Thủ đô, lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng đã khẳng định, sẽ phối hợp cùng Cục Cảnh sát môi trường - C36 (Bộ Công an) và các nhà khoa học tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động xả thải của Miwon để xác minh hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty này.

Thành Nam

Bất chấp những phản đối của dư luận và ngành văn hóa địa phương, thông báo mới nhất của UBND tỉnh được ký ngày 4-1-2006 đã đồng ý cho sử dụng khoảng 13.000-15.000m2 trong diện tích đó để làm hồ xử lý nước thải của Công ty Miwon.

Ông Lưu Văn Cân, 80 tuổi trú tại tổ 3, phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, TP Việt Trì xót xa:  “Làng Cả ngày xưa rộng nhất vùng, chính vì vậy mới có tên “làng Cả”. Đây là làng được triều đại các Vua Hùng chọn làm Kinh đô Văn Lang. Mấy năm trước được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng chẳng hiểu tại sao Công ty Miwon lại xây đè lên như thế.

Lối hành xử bất thường

Điều đáng ngạc nhiên, tại thời điểm Công ty Miwon xin mở rộng để làm hệ thống xử lý nước thải thì dự án xây dựng, đầu tư, tôn tạo, bảo tồn di tích làng Cả cũng đang được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Phú Thọ (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), khẩn trương hoàn thành với mục đích đưa làng Cả thành một khu tham quan lịch sử - văn hóa với nhiều hạng mục đa dạng.

Bước đầu lập dự án, Sở VHTT Phú Thọ đã giới hạn diện tích khu di tích lịch sử làng Cả trên 7ha. Song, với quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý cho Công ty Miwon thực hiện dự án mở rộng công ty và xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chỉ trong vòng 1 năm từ giữa năm 2006 đến giữa năm 2007 Công ty Miwon đã hoàn thành các hạng mục này.

Chính vì vậy, buộc dự án bảo tồn khu di tích lịch sử làng Cả  phải  thu hẹp lại  trong diện tích 3,5ha, tức là mất đi một nửa diện tích đất mà lẽ ra nó phải được quy hoạch trong khu di tích lịch sử làng Cả.

Lạ lùng hơn, di tích lịch sử này đã phát hiện hơn 40 năm kể từ khi phát lộ vào năm 1959.

Tuy vậy, từ chính quyền địa phương đến cơ quan chức năng không hề quan tâm đến việc đăng ký bảo vệ di tích làng Cả, kể cả là công nhận di tích cấp tỉnh.

Chính vì không được quan tâm đúng mức ngay từ đầu nên làng Cả không được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa, và đã dẫn đến chuyện Miwon được phép mở rộng đã đẩy khu di tích lịch sử làng Cả bị thu hẹp còn một nửa.

Trước nguy cơ làng Cả bị chôn vùi dưới khu xử lý nước thải của Công ty Miwon, ngành văn hóa vội vàng lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, đồng thời hoàn thành Dự án bảo tồn khu di tích. Cả hai việc này đều diễn ra vội vàng trong tháng 3-2006.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ, văn bản của UBND tỉnh về việc đồng ý giao đất di tích cho Công ty Miwon ở thời điểm ấy mới chỉ là thông báo chứ chưa  phải là quyết định chính thức. Nhưng kết cục di sản văn hóa làng Cả - Kinh đô Văn Lang một thời đã bị thất bại trước “sức mạnh” của Công ty Miwon.                    

Đức Tuấn