Mẹo ngăn ngừa môi khô

ANTD.VN - Môi khô nứt nẻ, chảy máu không chỉ gây cảm giác khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng tới vẻ đẹp của bạn. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây khô môi như: không khí hanh khô, ánh nắng mặt trời oi bức, thời tiết lạnh lẽo, gió nắng, mất nước… Tất cả đều sẽ làm cho đôi môi bạn bị khô, nứt, đau rát. Đồng thời, bạn cũng dễ rơi vào tình trạng mất nước, mũi dị ứng. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn trị chứng môi khô hiệu quả:

Tẩy tế bào chết 

Môi cần được chăm sóc nhẹ nhàng và việc tẩy tế bào chết là cách cơ bản nhất để giữ cho đôi môi mềm mại. Tế bào chết sẽ làm sạch những chất bẩn tích tụ trên môi. Bạn hãy thoa dầu dưỡng trên môi và nhẹ nhàng chà xát môi bằng bàn chải đánh răng mềm. 

Uống đủ nước

Việc giữ ẩm cho môi rất quan trọng, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và giữ cho đôi môi mềm mại và mịn màng. Ngoài uống nước, bạn có thể bổ sung thêm cả trái cây tươi, nước trái cây. 

Giữ ẩm cho môi

Đừng chờ đợi cho đôi môi của bạn nứt nẻ, chảy máu mới bôi kem dưỡng ẩm. Bạn nên chọn loại son dưỡng ẩm phù hợp với môi của mình. Ngoài ra, bạn có thể hãy thử các loại dầu tự nhiên như dầu ôliu, dầu bơ… để giữ ẩm cho môi. 

Massage môi

Việc massage môi giống như massage cơ thể rất quan trọng để cải thiện lưu thông máu trên môi. Đây là một mẹo tuyệt vời ngăn ngừa môi khô. Lấy kem Jojoba, bơ và dầu ô liu… bôi lên môi và massage môi nhẹ nhàng. 

Bổ sung vitamin B

Việc môi bị khô và bong tróc chính là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B. Chính vì thế, vào mùa lạnh, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể những thức ăn chứa vitamin B để tránh làm cho da môi bị khô. Trái cây, rau xanh, các loại đậu xanh, trắng, đen… và các sản phẩm sữa sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin B cho cơ thể của bạn.

Không liếm môi

Liếm môi thường xuyên là một thói quen xấu mà bạn có thể làm cho đôi môi nứt nẻ. Bởi lẽ, sau khi bay hơi, nước bọt sẽ loại bỏ mọi loại dầu tự nhiên đang có trên đôi môi của bạn. Cho nên, thay vì liếm hoặc cắn, bạn có thể phục hồi độ ẩm tự nhiên cho môi bằng cách bổ sung các chất dưỡng ẩm không gây dị ứng như dầu hạnh nhân, bơ, ca cao hay sáp ong.

Sử dụng một túi trà đen ẩm

Điều trị các vết rạn nứt trên môi bằng cách dùng một túi trà đen ẩm đặt nhẹ nhàng lên đôi môi và giữ trong 30 giây. Chất polyphenol có công dụng chống oxy hóa trong trà sẽ giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào và làm liền các vết nứt nẻ trên môi. 

Sử dụng mật ong nguyên chất

Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tùy tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh luôn giữ đôi môi khỏe mạnh và hồng hào. Rau xanh và trái cây tươi cung cấp độ ẩm cho môi, giữ cho đôi môi của bạn khỏe mạnh và tươi tắn. 

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm biến đổi màu môi khiến đôi môi nhợt nhạt, nứt nẻ vì vậy tốt nhất để giữ đôi môi khỏe mạnh cũng như bảo vệ khỏi nhiều nguy cơ sức khỏe khác bạn nên bỏ thuốc lá.