Mất năng lực hành vi dân sự

Hỏi: Trong giao dịch dân sự thì trẻ em hay người mắc bệnh tâm thần sẽ bị hạn chế quyền tham gia và nếu có tham gia sẽ không được công nhận, có đúng không? Xin hỏi người như thế nào thì bị coi là mất năng lực hành vi và không có hành vi? Người không có hoặc mất năng lực hành vi muốn giao dịch thì phải thực hiện như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

Mất năng lực hành vi dân sự

Hỏi: Trong giao dịch dân sự thì trẻ em hay người mắc bệnh tâm thần sẽ bị hạn chế quyền tham gia và nếu có tham gia sẽ không được công nhận, có đúng không? Xin hỏi người như thế nào thì bị coi là mất năng lực hành vi và không có hành vi? Người không có hoặc mất năng lực hành vi muốn giao dịch thì phải thực hiện như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

N.M.T (Hà Nội)

Trả lời: Trẻ em được hiểu là người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, nhưng không phải tất cả những giao dịch dân sự của người chưa thành niên đều không được công nhận. Chỉ có người chưa đủ 6 tuổi được gọi là người không có năng lực hành vi dân sự  và mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Còn người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

Người mắc bệnh tâm thần phải là người được tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự  đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì những giao dịch dân sự của người không có năng lực hành vi dân sự (người chưa đủ 6 tuổi) và người mất năng lực hành vi dân sự - có quyết định tuyên bố của tòa án có thẩm quyền (người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) phải được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

LS. Bạch Tuyết Hoa

(Văn phòng LS Phúc Thọ - 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)