Mất mạng, biến chứng nặng vì tự chữa tiểu đường sai cách

ANTD.VN - Chỉ trong hơn 3 tháng qua đã có 4/5 bệnh nhân đái tháo đường tử vong do ngộ độc phenformin. Điều đáng nói là không chỉ 4/5 trường hợp trên, hiện nay, rất nhiều người tiểu đường chưa biết mình đang điều trị sai cách khiến bệnh càng thêm nặng. Đâu là lời giải đáp cho bài toán “lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn, hiệu quả”?

Hình ảnh thuốc viên trị tiểu đường do gia đình bệnh nhân bị tác dụng phụ cung cấp

Tiền mất tật mang, thậm chí mất mạng

Khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng nghi ngờ do ngộ độc phenfomin.

Đây là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978.

Bệnh nhân là V.T.H.Ng (63 tuổi, ở Hà Nội). Theo lời kể từ gia đình bệnh nhân, trước đó bà Ng. đã tự ý sử dụng một loại thuốc trôi nổi dạng viên nén (có nhiều màu như đỏ, xanh, xám) một thời gian do nghe quảng cáo loại thuốc này hiệu quả với người tiểu đường, giúp hạ đường huyết nhanh, mà không biết rằng trong sản phẩm trôi nổi này có chứa chất cấm phenfomin.

Mặc dù đã được các bác sĩ điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong sau 4 ngày nhập viện.

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nguy kịch do tự ý chữa đái tháo đường bằng những loại thuốc lá đắp lên da. Mới đây nhất là trường hợp nam thanh niên H.M.T (28 tuổi, ở Phú Thọ).

Người nhà bệnh nhân cho biết, anh T. phát hiện đái tháo đường cách đây 12 năm, tuy nhiên người bệnh không tái khám theo dõi thường xuyên theo chỉ định mà chỉ điều trị insulin theo đơn từ trước đó rất lâu. Hậu quả là đường huyết không ổn định khiến anh bị biến chứng bàn chân từ lúc nào không hay. Và chỉ cần có xây xát, vùng chân bị tổn thương sẽ hình thành vết loét.

Cách đây 1 tháng, bệnh nhân bị ngã xe máy, xây xát vùng da chân trái. Vùng chân đã bị biến chứng từ trước cộng thêm việc chăm sóc không đúng cách, tự lấy lá về đắp nên vết thương ngày càng lan rộng, ăn sâu vào toàn bộ chân, chảy dịch, bốc mùi hôi, bàn chân mất cảm giác phải nhập viện.

Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng hoại tử chân, sốt cao liên tục, kèm theo viêm phổi nhiễm và trùng huyết vô cùng nguy kịch. Để bảo toàn tính mạng, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ vùng chân tổn thương nặng tới đùi.

Tiêu chí chọn sản phẩm hỗ trợ tiểu đường an toàn, hiệu quả

Theo Thầy thuốc Ưu tú – Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ xưa tới nay vẫn luôn được đánh giá là hiệu quả.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nên trang bị cho mình thêm kiến thức để cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Vùng trồng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO để sản xuất sản phẩm trị tiểu đường của công ty Nam Dược

Tốt nhất, nên lựa chọn sản phẩm có vùng nguyên liệu sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt của Tổ chức Y tế Thế giới) và có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (thực hành sản xuất thuốc tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).

Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade - Dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ cho biết, vùng trồng Dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO của công ty Nam Dược là vùng trồng được xây dựng và giám sát kỹ thuật bởi dự án BioTrade thuộc tổ chức Helvetas do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Vùng trồng này đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đệm, kỹ thuật chọn giống, nhân giống, gieo trồng, chăm bón, thu hái, bảo quản… nhằm thu được hoạt chất cao nhất, đồng đều trên các lô và an toàn cho người sử dụng. 

Sau khi được đưa về nhà máy Nam Dược, dây thìa canh chuẩn hóa sẽ trải qua 12 công đoạn của dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thế giới GMP-WHO để trở thành sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường Diabetna.

Được biết, các tác dụng giúp hạ đường huyết của Dây thìa canh tại Vùng trồng của công ty Nam Dược đã được công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới Phytochemistry (tạp chí chính thức của Hiệp hội Hóa học Bắc Mỹ và Châu Âu) đầu tháng 3-2018.