Lợi dụng dự án để phá rừng

(ANTĐ) - Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hồng Đức (Đồng Hới, Quảng Bình) được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt dự án trồng và chế biến mủ cao su tại Nà Lâm (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh). Để thực hiện dự án, đơn vị này đã chặt rừng phòng hộ Long Đại.

Lợi dụng dự án để phá rừng

(ANTĐ) - Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hồng Đức (Đồng Hới, Quảng Bình) được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt dự án trồng và chế biến mủ cao su tại Nà Lâm (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh). Để thực hiện dự án, đơn vị này đã chặt rừng phòng hộ Long Đại.

Đường được mở vào dự án, lâm tặc vào theo để phá rừng
Đường được mở vào dự án, lâm tặc vào theo để phá rừng

Có mặt tại vùng rừng Na Lâm, PV chứng kiến, nhiều cây gỗ to đến hai, ba người ôm bị đốn hạ, khu vực công ty Hồng Đức làm nhà công vụ ngổn ngang gỗ vừa mới xẻ ra. Khu nhà công vụ gồm nhà văn phòng, nhà kho, nhà ăn cho hàng chục công nhân làm cao su trong tương lai. Ước ngôi nhà văn phòng 2 tầng có đến gần 2000m2, nền lát gỗ. Số gỗ đội thợ xây dựng do ông Phạm Xuân Vinh, phụ trách thợ mộc tại đây ước đoán có gần cả trăm khối.

Căn nhà văn phòng của công ty Hồng Đức giữa rừng Na Lâm. Gỗ rừng bị khai thác Căn nhà văn phòng của công ty Hồng Đức giữa rừng Na Lâm. Gỗ rừng bị khai thác
Căn nhà văn phòng của công ty Hồng Đức giữa rừng Na Lâm. Gỗ rừng bị khai thác

Công ty Hồng Đức được giao 221ha đất trồng cao su trong thung lũng thượng nguồn Long Đại. Nhu cầu gỗ cho xây dựng là lớn, giám đốc công ty ông Nguyễn Văn Hồng nói, ông mua gỗ từ dưới xuôi đưa lên làm nhà, không phá rừng, không chặt rừng, mua 45m3 chở lên. Qua trạm kiểm soát lâm sản do lâm trường Long Đại làm chủ ở bản Hang Chuồn (Trường Xuân, Quảng Ninh) không xuất trình giấy tờ, chỉ cần lái xe xuống mở barie lên là chạy qua. Tuy nhiên, ông Lưu Hải Anh, phụ trách trạm kiểm soát lâm sản Hang Chuồn khẳng định từ ngày mở dự án đến nay, chưa một lần công ty Hồng Đức chở gỗ lên rừng mà có khai thác rừng ở Na Lâm.

Những gốc cây trong khuôn khổ dự án cao su ứa nhựa đến nhói lòng.
Những gốc cây trong khuôn khổ dự án cao su ứa nhựa đến nhói lòng.

Ông Trần Văn Anh, Bí thư đảng ủy xã Trường Xuân, nơi con đường độc đạo lên Na Lâm khẳng định không hề có việc chở gỗ lên của công ty Hồng Đức, xã đội trưởng Trường Xuân, Võ Thanh Đồng cũng khẳng định tương tự. Ông Hoàng Tiến Lợi (Kiểm lâm Quảng Ninh, phụ trách trạm Long Đại) thì cười: “Làm gì có chuyện chở gỗ về rừng”.

Không ai biết được tương lai rừng Long Đại như thế nào Gỗ rừng bị xẻ không thương tiếc Không ai biết được tương lai rừng Long Đại như thế nào Gỗ rừng bị xẻ không thương tiếc
Không ai biết được tương lai rừng Long Đại như thế nào Gỗ rừng bị xẻ không thương tiếc

Tại vùng rừng thực hiện dự án, gỗ xẻ vứt ngổn ngang. Xót ruột trước việc này, ông Hồ Chừn, trưởng bản Nà Lâm (Trường Xuân, Quảng Ninh) bức xúc: “Công ty Hồng Đức được phép khai thác số gỗ bao nhiêu cần phải công khai để dân bản được biết và tham gia giám sát, bởi khu vực này là rừng phòng hộ, lâu nay dân bản thường xuyên tham gia bảo vệ, khuanh nuôi”.

Không ai xác thực công ty Hồng Đức chở gỗ lên mà cáo buộc đơn vị này phá rừng để làm nhà công vụ. Trong tương lai, đơn vị này tiếp tục làm 100 căn nhà cho các đội công nhân, không biết rừng sẽ bị tàn sát đến mức nào?

Anh Linh