Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân khu mỏ Quảng Ninh (2-1965) - Ảnh tư liệu
Cuối thư, Người có thơ chúc tết: “Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới/ Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi/ Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi/ Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới/ Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi/ Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng/ Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!/ Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!”.
Bài thơ chúc tết của Bác là lời hiệu triệu tới toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đoàn kết một lòng, hăng hái thi đua lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh anh dũng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm ấy, Bác Hồ về thăm vùng mỏ, ăn tết với đồng bào Quảng Ninh.
Chiều tối 1 tháng 2 (tức ngày 30 tết), Bác đến Quảng Ninh và được Tỉnh ủy bố trí nghỉ ở khách sạn Hạ Long. Cùng đi với Bác có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn. Buổi tối ở khách sạn Hạ Long, lãnh đạo Tỉnh ủy mở tiệc chiêu đãi chúc tết Bác và các đại biểu trong đoàn trong bầu không khí ấm áp của ngày xuân. Gần 6 giờ sáng ngày mùng một tết (ngày 2 tháng 2 Dương lịch), Bác rời khách sạn Hạ Long sang Hòn Gai để dự cuộc mít tinh lớn mà hàng vạn đồng bào khu mỏ đang khao khát đợi chờ.
Khi Bác đến nơi mít tinh, cả rừng người giương cờ, hoa vẫy chào và hô vang khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Năm mới kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu”. Đáp lại, Bác chúc tết và hỏi thăm tới toàn thể đồng bào dân tộc. Người biểu dương thành tích đồng bào chiến sĩ đã đạt được trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và chiến đấu. Người nhắc nhở đồng bào, cán bộ và chiến sĩ đẩy mạnh sản xuất hơn nữa, củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, làm thật tốt cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến công cụ, thủy lợi, tổ chức tết trồng cây thành một phong trào rộng rãi, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chiến thắng.
Khi đến thăm nhà máy điện Uông Bí và mỏ than Vàng Danh tại thị trấn Uông Bí, nói chuyện với cán bộ và công nhân, Người nhắc nhở: “Cần phải tăng cường quản lý kinh tế, nắm vững kĩ thuật, giữ gìn kỉ luật lao động, thường xuyên học tập kinh nghiệm của chuyên gia. Công tác “thiết kế và xây dựng phải làm cho chắc, cho kỹ. Tránh làm ẩu rồi phải chữa đi, chữa lại, vừa lãng phí sức người, sức của, vừa không tốt cho sản xuất”. Phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu. Phải giữ gìn tốt máy móc vì đó là do mồ hôi máu mủ của nhân dân mà ra”…
Năm tháng qua đi, người dân ngày ấy có vinh dự được gặp Bác vẫn còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên về mùa xuân năm Ất Tỵ.
Bác Hồ trên đường đi họp
Mỗi khi nhớ Bác, Bác ơi
Chúng con lại thấy cuộc đời sáng ra
Mỗi lần đi họp đường xa
Bác tranh thủ tắm khi qua suối dài
Tắm xong, sào nứa vác vai
Bác phơi quần áo ra ngoài nắng hanh
Quần đùi Bác mặc mong manh
Lưng trần lẫn với cây xanh núi rừng!...
Bác ơi! Thương Bác quá chừng
Đất trời cũng thấy rưng rưng nghẹn ngào
Gió chiều cây lá xôn xao
Áo khô Bác mặc, chiếc sào nhẹ tênh!..
Núi rừng lắm thác, nhiều ghềnh
Bác đi cùng với lênh đênh kiếp người
Vừa đi quần áo vừa phơi
Bác là gương sáng! Muôn đời soi chung!
Mỗi khi nhớ Bác, Bác ơi
Chúng con lại thấy cuộc đời sáng ra
Mỗi lần đi họp đường xa
Bác tranh thủ tắm khi qua suối dài
Tắm xong, sào nứa vác vai
Bác phơi quần áo ra ngoài nắng hanh
Quần đùi Bác mặc mong manh
Lưng trần lẫn với cây xanh núi rừng!...
Bác ơi! Thương Bác quá chừng
Đất trời cũng thấy rưng rưng nghẹn ngào
Gió chiều cây lá xôn xao
Áo khô Bác mặc, chiếc sào nhẹ tênh!..
Núi rừng lắm thác, nhiều ghềnh
Bác đi cùng với lênh đênh kiếp người
Vừa đi quần áo vừa phơi
Bác là gương sáng! Muôn đời soi chung!
Đinh Nam Khương - 11-2012