- Pháp: Ukraine chưa đủ điều kiện gia nhập NATO
- Nhật Bản nới lỏng hạn chế chống dịch Covid-19 tại Tokyo
- [VIDEO] Ấn Độ thử nghiệm đoàn tàu vận tải vũ khí hạng nặng mới
Nghị quyết trên được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua với 119 phiếu thuận, 36 nước bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc và Nga. Còn lại 37 thành viên khác không tham gia bỏ phiếu và duy nhất Belarus bỏ phiếu chống.
“Chúng ta không thể sống trong thế giới mà các cuộc đảo chính quân sự trở thành một quy tắc. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bình luận.
![]() |
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và gây ra nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế |
Ngoài việc kêu gọi tất cả quốc gia thành viên ngăn chặn vũ khí được chuyển tới Myanmar, Đại hội đồng cũng hối thúc quân đội Myanmar tôn trọng kết quả bầu cử diễn ra tháng 11-2020, thả các chính trị gia bị bắt, trong đó có lãnh đạo Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi.
Khác với nghị quyết của Hội đồng Bảo an, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mang tính biểu tượng và không có ràng buộc pháp lý.
Myanmar rơi vào bất ổn với biểu tình liên tiếp và leo thang xung đột từ khi quân đội Myanmar tiến hành chính biến hồi tháng 2.
Chính quyền quân sự đã điều động cả lực lượng cảnh sát và quân đội tham gia đàn áp các cuộc biểu tình. Theo các nhóm nhân quyền địa phương, đến nay có 860 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Myanmar.