- Thắt chặt và củng cố đoàn kết, tương trợ với các quốc gia thành viên ASEAN
- Quân đội Myanmar ra lệnh bắt giữ 26 lãnh đạo phe đối lập
- Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ưu tiên của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN về tình hình Myanmar tại Jakarta, Indonesia ngày 24-4 |
Cuộc họp đặc biệt - với sự tham dự của người đứng đầu quân đội Myanmar và 6 nhà lãnh đạo của khối 10 nước - kết thúc sau 2 giờ đồng hồ. Trong cuộc gặp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi cử ra một đặc phái viên ASEAN tại Myanmar để làm việc với tất cả các bên tại quốc gia đang bị khủng hoảng này. Ông cũng kêu gọi mở các kênh viện trợ và Myanmar trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.
“Diễn biến tình hình ở Myanmar là không thể chấp nhận được và không được phép tiếp tục. Bạo lực phải được chấm dứt. Dân chủ, ổn định và hòa bình ở Myanmar phải sớm được khôi phục. Mối quan tâm của người dân Myanmar phải luôn được ưu tiên”, ông Jokowi nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cũng cho rằng, tất cả các bên phải khẩn trương kiềm chế bất kỳ hành động khiêu khích nào có thể gây ra bạo lực và bất ổn. Ông Muhyiddin kêu gọi trả tự do “vô điều kiện và nhanh chóng” cho các nhà lãnh đạo dân sự bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính ngày 1-2-2021.
Ông Muhyiddin cũng nói rằng, các nỗ lực của ASEAN đối với Myanmar có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn sàng hợp tác của chính quyền quân đội nước này. Về quyết định hiếm hoi của ASEAN trong việc thảo luận về chính trị nội bộ của một quốc gia thành viên, Thủ tướng Malaysia nói: “Nguyên tắc không can thiệp của ASEAN không phải để che giấu hay là lý do cho việc chúng tôi không hành động. Cuộc khủng hoảng xảy ra ở một quốc gia thành viên ASEAN sẽ không được tự giải quyết nếu nó ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên khác”.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia sẻ với các phóng viên sau cuộc họp rằng Tổng tư lệnh Myanmar Min Aung Hlaing phát biểu sau khi tất cả các nhà lãnh đạo đã đưa ra quan điểm của họ tại cuộc họp.
“Ông ấy nói rằng ông ấy đã nghe chúng tôi, sẽ tiếp thu những điểm được cho là hữu ích. Ông ấy không phản đối việc ASEAN đóng một vai trò xây dựng, hoặc tổ chức chuyến thăm của phái đoàn ASEAN hoặc hỗ trợ nhân đạo và rằng họ sẽ hợp tác với ASEAN một cách xây dựng”, CNA dẫn lời Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
Các nhà ngoại giao cấp cao trên thế giới, trong đó có Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield trước đó bày tỏ rằng họ hy vọng nỗ lực do ASEAN dẫn đầu nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng sẽ có kết quả.