- Số căn cước công dân gắn chíp được cấp mới có trùng với số chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch?
- Có phải sửa thông tin trên "sổ đỏ" khi đổi sang CCCD gắn chíp?
- Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp giảm 50% đến thời điểm nào?
Theo dự kiến, tháng 7-2021, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ chính thức hoàn thiện, kết nối với dự án CCCD. Do đó, Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD cho người dân trên toàn quốc trước 1-7.
Các trường hợp được ưu tiên cấp CCCD gắn chíp là công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND chín số; người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi thông tin... Những người thuộc diện này cần thực hiện ngay việc cấp mới, cấp đổi sang CCCD gắn chíp.
![]() |
Thẻ CCCD gắn chíp có nhiều ưu điểm vượt trội so với thẻ thông thường |
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện chính phủ điện tử, Bộ Công an khuyến khích người dân thực hiện sử dụng CCCD gắn chíp.
Về thời hạn sử dụng CMND, theo Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành, CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt
Về thời hạn sử dụng CCCD, Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 nêu rõ, đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Khi CCCD hết hạn, công dân phải tiến hành đổi thẻ CCCD theo quy định.