- Từ vụ công bố sao kê tiền từ thiện: Khi lòng thương chỉ là hàng… fake
- Người giữ lại tiền từ thiện sẽ bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Theo pháp luật hiện hành, nếu hành vi làm giả sao kê nhằm mục đích cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo thì cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc tung tin giả - luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.
Cụ thể, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi:
Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc...
Trường hợp cá nhân làm giả sao kê để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi.
Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Mức phạt tù từ 2-5 năm được áp dụng với đối tượng phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Làm từ 2 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;...
Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng làm giả sao kê, số dư tài khoản ngân hàng để lừa đảo có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi nêu rõ, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng hoăc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân - Luật sư Thu nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư Thu, pháp luật hiện hành nêu rõ, việc tổ chức vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp. Việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng…