Ký ức từ địa ngục trần gian

ANTĐ - Côn Đảo là nhà tù lớn và thuộc loại lâu đời nhất ở Việt Nam. Trong hơn 100 năm tồn tại, nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sỹ cách mạng và những người Việt Nam yêu nước.

Côn Đảo cũng là “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản. Với Côn Đảo không chỉ là những câu chuyện kiên trung của người cách mạng, mà còn là những câu chuyện tình người, tình yêu trong chốn lao tù.

Vượt qua năm tháng, lịch sử đã ở lại phía sau nhưng tinh thần cách mạng và ý chí kiên trung của những người cộng sản vẫn là một bản anh hùng ca bất khuất còn mãi nơi đây. Những gì đã qua tại nhà tù Côn Đảo thật không dễ để quên, nhưng cũng thật khó gợi lại, nhưng mỗi lần ký ức có dịp ùa thì tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua. Ông Nguyễn Văn Hậu (ảnh), hiện là Phó Trưởng ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo TP Hà Nội là người như vậy; 24 tuổi ông đã là một nhân chứng sống khi trực tiếp bị và chứng kiến đồng đội mình phải chịu sự tàn bạo, dã man và thảm khốc nhất của cái nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này!

Ngôi nhà số 2, ngõ 31, phố Phương Liệt của ông hôm nay thật khác lạ! Như có dịp trở lại, ông ngồi đây, quây quần bên những tư liệu, những bức hình ngày xưa ông còn trẻ chụp chung với những chiến sỹ, đồng đội của mình. Có cả những bức hình chụp lúc ông đã già cùng các bạn cựu chiến binh quay lại thăm những miền đất đã từng chiến đấu, đã từng đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu thịt; nhưng đặc biệt hơn cả là hồi ức về những tháng ngày ông bị bắt, tra tấn rồi bị đầy ra Côn Đảo. “Tôi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ những ngày đầu khởi nghĩa. Và đúng 1 tuần sau khi đánh phá sân bay Bạch Mai tiêu diệt khoảng 25 máy bay địch (18-1-1950), tôi bị bắt ngày 26-1-1950 tại làng Phương Liệt.

Theo tinh thần chung, tôi là Trung đội trưởng Trung đội Nguyễn Huệ sẽ ở lại nơi đây để ổn định lòng dân, bởi sau khi thua lớn tại sân bay Bạch Mai, có thể địch sẽ quay trở lại khủng bố. Ổn định chừng 1 tuần không thấy có vấn đề gì chúng tôi đã làm báo cáo, giao cho một liên lạc viên chuyển tin, trên đường đi đã bị quân đội Pháp bắt giữ. Cậu liên lạc viên đã bị tra tấn hết sức dã man, địch đã tìm được bản báo cáo của chúng tôi và liên tục hỏi “Thằng nào là thằng Nguyễn Huệ?”. Biết đã bị lộ, chúng tôi lần lượt cho anh em di chuyển về cơ sở Hà Nội, còn lại tôi và 12 người nữa chưa kịp di chuyển thì bị bắt. Tất cả chúng tôi được đưa về bốt Bạch Mai để tra tấn nhằm khai thác thông tin ai là chỉ huy, ai chỉ đạo đánh sân bay Bạch Mai? Tôi đã trấn an tất cả 12 người còn lại trong đó có 3 người nữ rằng không ai khai thêm, tất cả là những người chỉ đâu đánh đấy, đạn dược, cơ sở cách mạng, tài liệu, hầm trú ẩn ở đâu… đều không biết; chúng có hỏi cứ khai là ông Trung đội trưởng Nguyễn Huệ.

Tôi bị bắt trở thành một tin vô cùng quan trọng đối với chúng; quan 2, quan 3 còn đi xe Jeep về tận nơi để xem “Thằng Nguyễn Huệ là thằng nào?”. Chúng nói tiếng Pháp rằng “Không thể tra tấn thằng này ở đây được, phải đưa về dùng các đòn tra tấn đặc biệt”. Tôi còn nghe rõ cụm từ “sureturn de l’air” - chúng sẽ đưa tôi về “Sở Mật thám hàng không”. Nguyên do tôi bị đưa đến đây là bởi chúng nghĩ tôi đánh phá sân bay Bạch Mai nên trả về cho lực lượng hàng không để tra tấn nhằm trả thù. Tôi tiếp tục bị tra tấn để hỏi xung quanh mấy việc: Ai đánh sân bay Bạch Mai? Mày biết có bao nhiêu bộ đội? Chúng máy bắn phá bằng loại vũ khí nào?... Cảm thấy bất lực với những đòn tra tấn tôi nhưng không hiệu quả, chúng tiếp tục đưa tôi lên Sở Mật thám Hà Nội. Đây cũng chính là nơi kinh hoàng của những đòn tra tấn hiểm ác, chúng cho tôi “đi tàu bay”, “đi tàu ngầm”, chúng cởi hết quần áo của tôi và cho “treo điện”, chúng cắm 1 đầu điện vào lỗi mũi, 1 đầu vào mắt… để lấy khẩu cung. Tôi bị tra tấn đúng 15 ngày tại Sở Mật thám Hà Nội mà không lấy được bất kỳ tài liệu nào chúng chuyển tôi tới Nhà rượu Gia Lâm - nơi 12 anh em bị bắt vẫn ngóng đợi tôi từng ngày.  

Một góc nhà tù Côn Đảo

Chính Nhà rượu Gia Lâm là nơi chúng tôi bị duy cung. Kết luận cuối cùng có 3 người thuộc vào diện có dính líu với ông Nguyễn Văn Hậu sẽ đưa về nhốt tại Hỏa Lò con. Tôi được chúng liệt vào loại đối tượng đặc biệt nguy hiểm, nhốt vào xà lim ở Hỏa Lò to chờ đưa ra xét xử tại Tòa án binh. Số còn lại đưa về “Nhà tù nhà tiền” cho lao động khổ sai rồi thả dần. Thế là cái ngày tôi ra Tòa án binh để xử tội cũng đã đến, với nhận định tôi là 1 cán bộ hoạt động chính chị rất nguy hiểm nên chúng tuyên án tử hình tôi.

Chúng hỏi tôi có ý kiến gì không? Tôi trả lời, bất kỳ một người dân nào khi đất nước có chiến tranh đều ngay lập tức lên đường, tôi cũng không phải là ngoại lệ. Theo Luật Quốc tế, tôi đang là tù binh thì các ông chỉ có quyền tạm giam giữ để khi hòa bình sẽ trao trả tù binh, các ông không có quyền kết án tử hình với tôi. Sau phát biểu đó của tôi, phiên tòa đã phải tạm dừng để nghị án. Tuyên án cuối cùng với tôi: “Nguyễn Văn Hậu (tức Nguyễn Huệ), Tòa xử chung thân khổ sai đầy đi Côn Đảo”. Hỏi về cảm giác khi nhận bản án lúc đó bởi Côn Đảo vốn được biết đến như một “địa ngục trần gian”, chỉ có đi mà không có về, ông Nguyễn Văn Hậu chia sẻ: “Tôi đón nhận bản án của mình rất thanh thản và nhẹ nhàng, thậm chí là không hề có ý định kháng án, điều đó cũng làm rất nhiều người ngạc nhiên. Bọn chúng có hỏi tôi rằng: “Tòa xử thế ông có kháng án không?”. Tôi đã trả lời ngay lập tức là “Không”. Lúc chúng hỏi vì sao, tôi đã không hề do dự khi khẳng định rằng: “Các ông không thể giam cầm tôi suốt đời, chỉ vài năm nữa thôi là tôi sẽ trở về”. Thực sự lúc đó tôi biết rằng mình có thể vượt qua được thử thách này, cũng chẳng có gì đáng sợ hơn phải sống trong kiếp “nô lệ”.

*  *  *

2 tháng sau. Tôi có mặt tại Côn Đảo...

Là một chiến sỹ cách mạng đã có một thời gian dài bị giam cầm ở Côn Đảo, ông là người hơn ai hết hiểu được nỗi thống khổ mà những người tù Côn Đảo đã từng phải chịu đựng? - Những ngày tháng bị giam cầm ở đó cũng là lúc thể hiện tinh thần quật cường, lòng trung thành với cách mạng của chúng tôi. Những người tù từng ngày từng giờ đều bị đầy đọa cả về mặt thể xác và tinh thần, chúng muốn biến nơi đây trở thành một địa ngục thật sự nhằm giết dần giết mòn những chiến sỹ cách mạng bằng lao động khổ sai, bằng đòn roi, bằng những cực hình mà người ta chỉ mới nghĩ đến thôi đã thấy khiếp đảm. Thế nhưng vượt lên trên tất cả, chúng tôi vẫn sống vẫn chiến đấu, vẫn luôn tin tưởng cách mạng sẽ thành công, bản thân mỗi người đều coi “đấu tranh trong tù cũng là một mặt trận”, không ai được phép gục ngã trên mặt trận đó cho dù có phải hy sinh cả tính mạng của mình.

Ngày ấy, các anh em chúng tôi từ Hỏa Lò bị đầy đi Côn Đảo có 75 người, cả 75 người này đều được liệt vào danh sách những đối tượng cực kỳ nguy hiểm. Tại Côn Đảo được chia thành nhiều khu khác nhau, nhóm anh em chúng tôi ở Hà Nội được liệt vào Khám Bắc Kỳ và giam ở Khám 6 Loa 2 (Khu Hoàng Sâm). Chúng xích riêng bọn tôi dưới một căn hầm, không cho tiếp xúc với những người tù khác vì sợ đây sẽ là những mầm mống kích động các tù nhân khác đứng lên chống lại cai ngục. Ngay cả cách đối xử cũng hoàn toàn khác biệt, chúng tôi phải ở trong những căn hầm chật chội, bị xiềng xích, phải nằm đè lên nhau không nhúc nhích nổi, thậm chí còn phải thay phiên nhau ngủ. Cả đòn roi, việc lao động khổ sai và các cực hình tra tấn hết sức dã man, khốc liệt hơn nhiều so với những tù nhân khác. Nhưng có một điều thật lạ lùng, một điều rất đặc biệt đó là trong số 75 chiến sỹ cách mạng chúng tôi ngày đó thì cả ngần ấy người đều đã vượt qua lưỡi hái tử thần để trở về mà không có ai gục ngã ở cái nơi vẫn được coi là “địa ngục trần gian” ấy. Để làm được điều đó không những cần một sức sống mãnh liệt, một tinh thần lạc quan mà hơn hết thảy là một niềm tin tuyệt đối vào con đường mà chúng tôi đã lựa chọn mang tên cách mạng.

“Trong 5 năm đằng đẵng bị giam cầm tại Côn Đảo, đã lần nào ông nghĩ đến chuyện vượt ngục chưa?” Tôi cắt ngang những ký ức của ông bằng một câu hỏi đầy tò mò - “Tất nhiên là có rồi! Tất cả anh em chúng tôi chả ai là không nghĩ đến chuyện vượt ngục. Nhưng chuyện vượt ngục ở Côn Đảo lại có đặc thù không giống với những nơi khác. Chúng tôi không thể hành động một cách cá nhân đơn lẻ vì như vậy là cầm chắc cái chết. Muốn vượt ngục cần phải thông qua tổ chức, có chủ trương, kế hoạch cụ thể và hơn hết là sự hỗ trợ của anh em, cả người đi lẫn người ở lại. Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 12-12-1952, 200 anh em chúng tôi đã tấn công 1 trung đội lính da màu, cướp tàu trốn ra biển. Nhưng không may là kế hoạch bị bại lộ, khi chúng tôi mới đi chưa được 10km thì bị tấn công, 81 đồng chí đã hy sinh, những người còn lại đều bị bắt và bị tra tấn một cách dã man. Sau đó chúng tăng cường canh phòng và kiểm tra nghiêm ngặt nên chúng tôi cũng không có nhiều cơ hội cho những lần vượt ngục tiếp theo. Cuộc vượt ngục tập thể của 200 tù nhân đó đã gây ra một tiếng vang lớn và trở thành một dấu ấn đậm nét trong lịch sử tồn tại của nhà tù Côn Đảo mà sau này người ta vẫn thường nhắc đến như một minh chứng cho ý chí quật cường của các chiến sỹ cộng sản…

Vượt qua năm tháng, lịch sử đã ở lại phía sau nhưng tinh thần cách mạng và ý chí kiên trung của những người cộng sản vẫn là một bản anh hùng ca bất khuất còn mãi nơi đây. Những gì đã qua tại nhà tù Côn Đảo thật không dễ để quên, nhưng cũng thật khó gợi lại, nhưng mỗi lần ký ức có dịp ùa thì tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua. Ông Nguyễn Văn Hậu (ảnh), hiện là Phó Trưởng ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo TP Hà Nội là người như vậy; 24 tuổi ông đã là một nhân chứng sống khi trực tiếp bị và chứng kiến đồng đội mình phải chịu sự tàn bạo, dã man và thảm khốc nhất của cái nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này!
Ngôi nhà số 2, ngõ 31, phố Phương Liệt của ông hôm nay thật khác lạ! Như có dịp trở lại, ông ngồi đây, quây quần bên những tư liệu, những bức hình ngày xưa ông còn trẻ chụp chung với những chiến sỹ, đồng đội của mình. Có cả những bức hình chụp lúc ông đã già cùng các bạn cựu chiến binh quay lại thăm những miền đất đã từng chiến đấu, đã từng đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu thịt; nhưng đặc biệt hơn cả là hồi ức về những tháng ngày ông bị bắt, tra tấn rồi bị đầy ra Côn Đảo. “Tôi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ những ngày đầu khởi nghĩa. Và đúng 1 tuần sau khi đánh phá sân bay Bạch Mai tiêu diệt hơn 200 máy bay địch
(18-1-1950), tôi bị bắt ngày 26-1-1950 tại làng Phương Liệt.
Theo tinh thần chung, tôi là Trung đội trưởng Trung đội Nguyễn Huệ sẽ ở lại nơi đây để ổn định lòng dân, bởi sau khi thua lớn tại sân bay Bạch Mai, có thể địch sẽ quay trở lại khủng bố. Ổn định chừng 1 tuần không thấy có vấn đề gì chúng tôi đã làm báo cáo, giao cho một liên lạc viên chuyển tin, trên đường đi đã bị quân đội Pháp bắt giữ. Cậu liên lạc viên đã bị tra tấn hết sức dã man, địch đã tìm được bản báo cáo của chúng tôi và liên tục hỏi “Thằng nào là thằng Nguyễn Huệ?”. Biết đã bị lộ, chúng tôi lần lượt cho anh em di chuyển về cơ sở Hà Nội, còn lại tôi và 12 người nữa chưa kịp di chuyển thì bị bắt. Tất cả chúng tôi được đưa về bốt Bạch Mai để tra tấn nhằm khai thác thông tin ai là chỉ huy, ai chỉ đạo đánh sân bay Bạch Mai? Tôi đã trấn an tất cả 12 người còn lại trong đó có 3 người nữ rằng không ai khai thêm, tất cả là những người chỉ đâu đánh đấy, đạn dược, cơ sở cách mạng, tài liệu, hầm trú ẩn ở đâu… đều không biết; chúng có hỏi cứ khai là ông Trung đội trưởng Nguyễn Huệ.
Tôi bị bắt trở thành một tin vô cùng quan trọng đối với chúng; quan 2, quan 3 còn đi xe Jeep về tận nơi để xem “Thằng Nguyễn Huệ là thằng nào?”. Chúng nói tiếng Pháp rằng “Không thể tra tấn thằng này ở đây được, phải đưa về dùng các đòn tra tấn đặc biệt”. Tôi còn nghe rõ cụm từ “sureturn de l’air” - chúng sẽ đưa tôi về “Sở Mật thám hàng không”. Nguyên do tôi bị đưa đến đây là bởi chúng nghĩ tôi đánh phá sân bay Bạch Mai nên trả về cho lực lượng hàng không để tra tấn nhằm trả thù. Tôi tiếp tục bị tra tấn để hỏi xung quanh mấy việc: Ai đánh sân bay Bạch Mai? Mày biết có bao nhiêu bộ đội? Chúng máy bắn phá bằng loại vũ khí nào?... Cảm thấy bất lực với những đòn tra tấn tôi nhưng không hiệu quả, chúng tiếp tục đưa tôi lên Sở Mật thám Hà Nội. Đây cũng chính là nơi kinh hoàng của những đòn tra tấn hiểm ác, chúng cho tôi “đi tàu bay”, “đi tàu ngầm”, chúng cởi hết quần áo của tôi và cho “treo điện”, chúng cắm 1 đầu điện vào lỗi mũi, 1 đầu vào mắt… để lấy khẩu cung. Tôi bị tra tấn đúng 15 ngày tại Sở Mật thám Hà Nội mà không lấy được bất kỳ tài liệu nào chúng chuyển tôi tới Nhà rượu Gia Lâm - nơi 12 anh em bị bắt vẫn ngóng đợi tôi từng ngày.  
Chính Nhà rượu Gia Lâm là nơi chúng tôi bị duy cung. Kết luận cuối cùng có 3 người thuộc vào diện có dính líu với ông Nguyễn Văn Hậu sẽ đưa về nhốt tại Hỏa Lò con. Tôi được chúng liệt vào loại đối tượng đặc biệt nguy hiểm, nhốt vào xà lim ở Hỏa Lò to chờ đưa ra xét xử tại Tòa án binh. Số còn lại đưa về “Nhà tù nhà tiền” cho lao động khổ sai rồi thả dần. Thế là cái ngày tôi ra Tòa án binh để xử tội cũng đã đến, với nhận định tôi là 1 cán bộ hoạt động chính chị rất nguy hiểm nên chúng tuyên án tử hình tôi. Chúng hỏi tôi có ý kiến gì không? Tôi trả lời, bất kỳ một người dân nào khi đất nước có chiến tranh đều ngay lập tức lên đường, tôi cũng không phải là ngoại lệ. Theo Luật Quốc tế, tôi đang là tù binh thì các ông chỉ có quyền tạm giam giữ để khi hòa bình sẽ trao trả tù binh, các ông không có quyền kết án tử hình với tôi. Sau phát biểu đó của tôi, phiên tòa đã phải tạm dừng để nghị án. Tuyên án cuối cùng với tôi: “Nguyễn Văn Hậu (tức Nguyễn Huệ), Tòa xử chung thân khổ sai đầy đi Côn Đảo”. Hỏi về cảm giác khi nhận bản án lúc đó bởi Côn Đảo vốn được biết đến như một “địa ngục trần gian”, chỉ có đi mà không có về, ông Nguyễn Văn Hậu chia sẻ: “Tôi đón nhận bản án của mình rất thanh thản và nhẹ nhàng, thậm chí là không hề có ý định kháng án, điều đó cũng làm rất nhiều người ngạc nhiên. Bọn chúng có hỏi tôi rằng: “Tòa xử thế ông có kháng án không?”. Tôi đã trả lời ngay lập tức là “Không”. Lúc chúng hỏi vì sao, tôi đã không hề do dự khi khẳng định rằng: “Các ông không thể giam cầm tôi suốt đời, chỉ vài năm nữa thôi là tôi sẽ trở về”. Thực sự lúc đó tôi biết rằng mình có thể vượt qua được thử thách này, cũng chẳng có gì đáng sợ hơn phải sống trong kiếp “nô lệ”.
*  *  *
2 tháng sau. Tôi có mặt tại Côn Đảo...
Là một chiến sỹ cách mạng đã có một thời gian dài bị giam cầm ở Côn Đảo, ông là người hơn ai hết hiểu được nỗi thống khổ mà những người tù Côn Đảo đã từng phải chịu đựng? - Những ngày tháng bị giam cầm ở đó cũng là lúc thể hiện tinh thần quật cường, lòng trung thành với cách mạng của chúng tôi. Những người tù từng ngày từng giờ đều bị đầy đọa cả về mặt thể xác và tinh thần, chúng muốn biến nơi đây trở thành một địa ngục thật sự nhằm giết dần giết mòn những chiến sỹ cách mạng bằng lao động khổ sai, bằng đòn roi, bằng những cực hình mà người ta chỉ mới nghĩ đến thôi đã thấy khiếp đảm. Thế nhưng vượt lên trên tất cả, chúng tôi vẫn sống vẫn chiến đấu, vẫn luôn tin tưởng cách mạng sẽ thành công, bản thân mỗi người đều coi “đấu tranh trong tù cũng là một mặt trận”, không ai được phép gục ngã trên mặt trận đó cho dù có phải hy sinh cả tính mạng của mình.
Ngày ấy, các anh em chúng tôi từ Hỏa Lò bị đầy đi Côn Đảo có 75 người, cả 75 người này đều được liệt vào danh sách những đối tượng cực kỳ nguy hiểm. Tại Côn Đảo được chia thành nhiều khu khác nhau, nhóm anh em chúng tôi ở Hà Nội được liệt vào Khám Bắc Kỳ và giam ở Khám 6 Loa 2 (Khu Hoàng Sâm). Chúng xích riêng bọn tôi dưới một căn hầm, không cho tiếp xúc với những người tù khác vì sợ đây sẽ là những mầm mống kích động các tù nhân khác đứng lên chống lại cai ngục. Ngay cả cách đối xử cũng hoàn toàn khác biệt, chúng tôi phải ở trong những căn hầm chật chội, bị xiềng xích, phải nằm đè lên nhau không nhúc nhích nổi, thậm chí còn phải thay phiên nhau ngủ. Cả đòn roi, việc lao động khổ sai và các cực hình tra tấn hết sức dã man, khốc liệt hơn nhiều so với những tù nhân khác. Nhưng có một điều thật lạ lùng, một điều rất đặc biệt đó là trong số 75 chiến sỹ cách mạng chúng tôi ngày đó thì cả ngần ấy người đều đã vượt qua lưỡi hái tử thần để trở về mà không có ai gục ngã ở cái nơi vẫn được coi là “địa ngục trần gian” ấy. Để làm được điều đó không những cần một sức sống mãnh liệt, một tinh thần lạc quan mà hơn hết thảy là một niềm tin tuyệt đối vào con đường mà chúng tôi đã lựa chọn mang tên cách mạng.
“Trong 5 năm đằng đẵng bị giam cầm tại Côn Đảo, đã lần nào ông nghĩ đến chuyện vượt ngục chưa?” Tôi cắt ngang những ký ức của ông bằng một câu hỏi đầy tò mò - “Tất nhiên là có rồi! Tất cả anh em chúng tôi chả ai là không nghĩ đến chuyện vượt ngục. Nhưng chuyện vượt ngục ở Côn Đảo lại có đặc thù không giống với những nơi khác. Chúng tôi không thể hành động một cách cá nhân đơn lẻ vì như vậy là cầm chắc cái chết. Muốn vượt ngục cần phải thông qua tổ chức, có chủ trương, kế hoạch cụ thể và hơn hết là sự hỗ trợ của anh em, cả người đi lẫn người ở lại. Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 12-12-1952, 200 anh em chúng tôi đã tấn công 1 trung đội lính da màu, cướp tàu trốn ra biển. Nhưng không may là kế hoạch bị bại lộ, khi chúng tôi mới đi chưa được 10km thì bị tấn công, 81 đồng chí đã hy sinh, những người còn lại đều bị bắt và bị tra tấn một cách dã man. Sau đó chúng tăng cường canh phòng và kiểm tra nghiêm ngặt nên chúng tôi cũng không có nhiều cơ hội cho những lần vượt ngục tiếp theo. Cuộc vượt ngục tập thể của 200 tù nhân đó đã gây ra một tiếng vang lớn và trở thành một dấu ấn đậm nét trong lịch sử tồn tại của nhà tù Côn Đảo mà sau này người ta vẫn thường nhắc đến như một minh chứng cho ý chí quật cường của các chiến sỹ cộng sản…
trần quân