- Ông Lê Minh Tâm: Hội Luật gia Việt Nam có mối quan hệ với Hội Luật học Trung Quốc. Thành phần hội này giống Hội Luật gia Việt Nam. Hàng năm chúng tôi vẫn có sinh hoạt chung. Hội luật gia dựa trên lẽ phải, công bằng, công lý, trong hoạt động với phía bạn, chúng tôi luôn trao đổi để làm sao thực thi pháp luật trong nước quốc tế cho tốt. Chúng tôi sẽ cân nhắc thông báo đến họ về tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam.
PV: - Phía Trung Quốc có tuyên bố, Việt Nam rút tàu mới đàm phán, vậy ông Trần Công Trục có bình luận gì?
- Ông Trần Công Trục: Vị trí của giàn khoan HD981 hạ đặt nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không dính dáng gì đến vùng gọi là vùng chồng lấn, vùng thuộc hòn đảo mà họ chiếm của Việt Nam. Vùng này hoàn toàn của Việt Nam nên lực lượng hoạt động thực thi luật pháp là bình thường. Không có lý gì mà Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi vào đàm phán. Ta rất kiên trì, kiềm chế, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ
PV:- Theo luật pháp quốc tế, việc này phân xử ra sao?
Là thành viên Công ước, Việt Nam cũng có thể làm điều hết sức chính đáng đó như một biện pháp hòa bình. Trong nội dung đàm thoại giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với người đồng cấp Trung Quốc cũng nêu rõ: Việt Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp hòa bình cần thiết để xử lý vấn đề này. Việc đưa vấn đề này lên các cơ quan tài phán quốc tế là bình thường, đúng đắn và văn minh trong một xã hội hiện đại.
PV: -Khi kiện Trung Quốc về hành động của họ, Hội Luật gia Việt Nam có niềm tin chiến thắng không? Thủ tục có thể dài, Việt Nam cần chuẩn bị gì?
Ông Trần Công Trục: Với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, tôi khách quan cho rằng nếu ta đưa vụ kiện nên các cơ quan quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở để kiện. Tuy nhiên, kiện lên cơ quan tài phán có cả một quá trình với các thủ tục.
Khi kiện ra tòa, vấn đề không chỉ ở pháp lý, chân lý, mà còn thái độ của ủy viên tham gia hội đồng xét xử. Nên ta phải chuẩn bị rất nhiều biện pháp để tiếng nói chân lý trở thành hiện thực. Còn nếu thủ tục bình thường, không phải kiện có phán quyết ngay. Philippines kiện cách đây đã lâu, nhưng giờ vẫn trong giai đoạn thụ lý. Song, ít nhất kiện Việt Nam cũng kiên quyết dựa theo luật pháp quốc tế, vì thế giới hòa bình, ổn định.

Trung Quốc đã toan tính, rình thời điểm để đưa giàn khoan HD981 vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó cho tàu gây hấn
PV:- Theo ông, Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào thời điểm này là ngẫu nhiên hay có sự toan tính?
Ông Trần Công Trục: Rõ ràng họ đã tính toán thời điểm quốc tế đang có nhiều vấn đề, nhất là bất ổn ở Ukraine. Phương Tây, Nga, Mỹ và cả thế giới đang chờ xem điều gì tiếp theo sẽ diễn ra ở khu vực đó, nên có thể Biển Đông không phải là vị trí quan tâm số 1 nữa. Trung Quốc lợi dụng thời điểm này nhảy vào. Ngoài ra, họ thăm dò, lợi dụng các nước trong khu vực vẫn còn ý kiến chia rẽ, đó là sự tính toán của Trung Quốc mà ta phải lưu ý.
PV:- Vậy vai trò cụ thể của Hội Luật gia Việt Nam sắp tới sẽ là gì, đã có tham mưu gì cho Đảng chưa?
Ông Lê Minh Tâm: Chúng tôi đã có nhiều tham vấn và được tiếp thu. Để giải quyết vấn này chắc không chỉ cần Công ước Luật biển, mà cần nhiều căn cứ pháp lý khác. Chúng tôi tham gia rất tích cực. Thế mạnh của Hội Luật gia là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Chúng ta cũng cần sự tham mưu, tư vấn của nhiều tổ chức khác nữa.
PV:- Ông dự báo bước đi tiếp theo của Trung Quốc là gì?
Ông Trần Công Trục: Như đã nói, trước khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần này, họ đã toan tính thời điểm, thăm dò, đe dọa... Cuối cùng đi đến hành động đặt giàn khoan là bước tiến mới rất nguy hiểm, mà mục đích cuối cùng không ngoài ý đồ mà Trung Quốc đã công bố, là đường lưỡi bò. Tuy nhiên, việc Trung Quốc có làm được điều này hay không còn phụ thuộc vào Việt Nam và thế giới.