- Án treo khác với cải tạo không giam giữ
- Học sinh bị đánh trong trường, Hiệu trưởng có thể bị xử lý kỷ luật
- Khó bán được nhà khi chồng bỗng nhiên… biệt tích
Luật sư Giang Hồng Thanh (Trưởng Văn phòng Luật sư Giang Thanh; Địa chỉ: Số 197 phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội) |
Luật sư Giang Hồng Thanh trả lời:
Trong pháp luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, một trong những nguyên tắc xử lý được áp dụng xuyên suốt, đó là nguyên tắc khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra (Tức là người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ). Nguyên tắc này được nêu tại Điều 3 - Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể hóa nguyên tắc này, trong Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như Bộ luật Hình sự có nhiều điều khoản có lợi cho người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, giúp họ yên tâm cải tạo để sớm xóa bỏ được những tội lỗi mà họ đã từng phạm phải, tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích. Theo đó, Điều 54 - Bộ luật Hình sự hiện hành quy định Tòa án được quyền quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
Cụ thể: “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. 2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. 3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.
Theo khoản 1 nêu trên thì người phạm tội bị Viện kiểm sát truy tố về khoản 4, khoản 3, khoản 2 của bất cứ tội danh nào, chẳng hạn: “Cố ý gây thương tích”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”…, có thể được Tòa án cho giảm xuống khoản 3, khoản 2, khoản 1 (Giảm xuống 1 khoản) nếu người đó có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ. Còn theo khoản 2 nêu trên, người phạm tội có thể được Tòa án cho giảm nhảy cách khung hình phạt, từ khoản 4 xuống khoản 2, khoản 1. Cho nên trường hợp người phạm tội bị truy tố theo khoản 4 một tội danh nào đó có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù thì họ hoàn toàn có thể chỉ bị tuyên án 5 năm tù theo khoản 2 của tội danh này.
Chính sách hình sự này được áp dụng đối với mọi người phạm tội, không phân biệt địa vị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính…, miễn là người đó có nhiều tình tiết giảm nhẹ.