- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
- Hung thủ giết người tại quán karaoke ở Hòa Bình khi đang"phê" ma túy sẽ bị xử lý ra sao?
- Lái xe không chấp hành đo nồng độ cồn, còn livestream trên mạng sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Lê Hồng Vân trả lời:
![]() |
Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) |
Theo điểm a khoản 1 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 1 điều 3 Luật này cũng nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn được phép “phạt nguội” dựa vào video, hình ảnh... do chính mình hay nhân dân cung cấp.
Tuy vậy, nếu hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (tối đa một năm) hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt.
![]() |
Người dân cần tiếp tục đeo khẩu trang nơi công cộng đề phòng dịch bệnh. Ảnh: LAM THANH |
Về mức xử phạt, Khoản 1 điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nêu rõ, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế nói chung sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp luật xin mời gửi thư đến tòa soạn, địa chỉ số 82 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hoặc gọi điện đến Đường dây nóng: (024)39426618; 0903289922; hoặc hòm thư điện tử: bandoc@anninhthudo.vn.