Khi Mỹ tạo ra F-22, Nga đáp trả bằng tiêm kích Flatpack

ANTD.VN - Tiêm kích MiG-1.44 Flatpack là câu trả lời của Nga trước F-22 Raptor Mỹ, cho dù không thành công nhưng dự án đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu.
Được thiết kế vào cuối những năm 1990, tiêm kích MiG-1.44 Flatpack thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2000, có tất cả 5 nguyên mẫu ra đời, bao gồm cả bản nâng cấp.

Được thiết kế vào cuối những năm 1990, tiêm kích MiG-1.44 Flatpack thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2000, có tất cả 5 nguyên mẫu ra đời, bao gồm cả bản nâng cấp.

Người Nga tin tưởng chiếc máy bay này thực hiện được mọi thứ tương đương F-22 Raptor. Trên lý thuyết, MiG-1.44 có khả năng tàng hình và cơ động cao, bởi Moskva muốn máy bay của mình có khả năng tốt khi chiến đấu ở cự ly gần.

Người Nga tin tưởng chiếc máy bay này thực hiện được mọi thứ tương đương F-22 Raptor. Trên lý thuyết, MiG-1.44 có khả năng tàng hình và cơ động cao, bởi Moskva muốn máy bay của mình có khả năng tốt khi chiến đấu ở cự ly gần.

Đối với công nghệ tàng hình, MiG-1.44 có lẽ không tương ứng với F-22 Raptor. Người Nga hy vọng sẽ giảm trọng lượng cho máy bay chiến đấu của họ bằng cách tiết kiệm một số vật liệu trong cánh và thân.

Đối với công nghệ tàng hình, MiG-1.44 có lẽ không tương ứng với F-22 Raptor. Người Nga hy vọng sẽ giảm trọng lượng cho máy bay chiến đấu của họ bằng cách tiết kiệm một số vật liệu trong cánh và thân.

Tuy nhiên chính tại đó, các vật liệu mang tính "cốt lõi" lại được thay thế bằng loại khác, mà người Nga tuyên bố là chất hấp thụ sóng vô tuyến.

Tuy nhiên chính tại đó, các vật liệu mang tính "cốt lõi" lại được thay thế bằng loại khác, mà người Nga tuyên bố là chất hấp thụ sóng vô tuyến.

Giới chuyên gia quốc tế cho biết, các kỹ sư Nga đã hết sức quan tâm đến việc thiết kế lại những nơi mà radar của kẻ thù có thể nhìn thấy máy bay, ví dụ như viền cánh và cửa hút khí của động cơ.

Giới chuyên gia quốc tế cho biết, các kỹ sư Nga đã hết sức quan tâm đến việc thiết kế lại những nơi mà radar của kẻ thù có thể nhìn thấy máy bay, ví dụ như viền cánh và cửa hút khí của động cơ.

Tuy nhiên một số tính năng mà Nga thêm vào máy bay đã đặt câu hỏi nghiêm túc về khả năng tàng hình của MiG-1.44. Ví dụ điển hình là đôi cánh nhỏ bên cạnh buồng lái, chúng được biết đến với cái tên cánh mũi.

Tuy nhiên một số tính năng mà Nga thêm vào máy bay đã đặt câu hỏi nghiêm túc về khả năng tàng hình của MiG-1.44. Ví dụ điển hình là đôi cánh nhỏ bên cạnh buồng lái, chúng được biết đến với cái tên cánh mũi.

Chi tiết này phát huy vai trò của chúng trong một số tình huống nhất định, đặc biệt trong không chiến tầm gần, nhưng đôi cánh mũi này lại không tương thích với thiết kế tàng hình.

Chi tiết này phát huy vai trò của chúng trong một số tình huống nhất định, đặc biệt trong không chiến tầm gần, nhưng đôi cánh mũi này lại không tương thích với thiết kế tàng hình.

Một chuyên gia từ tạp chí Popular Science nói rằng để phục hồi trạng thái của máy bay sau một tư thế thao diễn có phần cực đoan, cánh mũi cần phải có diện tích lớn. Kích thước của chúng là điểm yếu trong thiết kế “tàng hình”.

Một chuyên gia từ tạp chí Popular Science nói rằng để phục hồi trạng thái của máy bay sau một tư thế thao diễn có phần cực đoan, cánh mũi cần phải có diện tích lớn. Kích thước của chúng là điểm yếu trong thiết kế “tàng hình”.

Chuyên gia này cho biết: “Điều đó là do các bề mặt bổ sung sẽ phản hồi tín hiệu radar, lý thuyết rất đơn giản: nhiều bề mặt hơn, nhiều phản hồi hơn”.

Chuyên gia này cho biết: “Điều đó là do các bề mặt bổ sung sẽ phản hồi tín hiệu radar, lý thuyết rất đơn giản: nhiều bề mặt hơn, nhiều phản hồi hơn”.

Mặc dù MiG-1.44 được cho là đòn đáp trả F-22 Raptor nhưng giữa hai thiết kế này có khá nhiều điểm khác biệt. Ví dụ, đuôi của F-22 được giấu sau cánh. Điều này giảm thiểu khả năng hiển thị radar của các “điểm nóng” như cánh và đuôi.

Mặc dù MiG-1.44 được cho là đòn đáp trả F-22 Raptor nhưng giữa hai thiết kế này có khá nhiều điểm khác biệt. Ví dụ, đuôi của F-22 được giấu sau cánh. Điều này giảm thiểu khả năng hiển thị radar của các “điểm nóng” như cánh và đuôi.

Tuy nhiên chiếc MiG 1.44 có sự liên kết cánh bất thường. Tức là nó hoàn toàn không theo quan niệm của Mỹ, một mặt thì tốt vì không bị sao chép, mặt khác lại dở vì không giải quyết được vấn đề tàng hình của máy bay.

Tuy nhiên chiếc MiG 1.44 có sự liên kết cánh bất thường. Tức là nó hoàn toàn không theo quan niệm của Mỹ, một mặt thì tốt vì không bị sao chép, mặt khác lại dở vì không giải quyết được vấn đề tàng hình của máy bay.

Các chuyên gia và kỹ sư hàng không đưa ra ví dụ về những tuyên bố như vậy. Ví dụ, nhìn chiếc MiG 1.44 từ phía sau sẽ thấy rõ sự khác biệt của hai cánh mũi.

Các chuyên gia và kỹ sư hàng không đưa ra ví dụ về những tuyên bố như vậy. Ví dụ, nhìn chiếc MiG 1.44 từ phía sau sẽ thấy rõ sự khác biệt của hai cánh mũi.

Điều này có nghĩa là chúng không nằm trong cùng một mặt phẳng, giống như cánh của chính chiếc máy bay đó. Do vậy bản thân MiG 1.44 đã làm ảnh hưởng đến các đặc tính tàng hình trong thiết kế của nó.

Điều này có nghĩa là chúng không nằm trong cùng một mặt phẳng, giống như cánh của chính chiếc máy bay đó. Do vậy bản thân MiG 1.44 đã làm ảnh hưởng đến các đặc tính tàng hình trong thiết kế của nó.

Có thể nói đòn đáp trả bằng MiG-1.44 đối với F-22 Raptor là một nỗ lực mờ nhạt của người Nga trước thách thức của Mỹ. Bên cạnh thiết kế, vũ khí là một lý do khác cho tuyên bố này.

Có thể nói đòn đáp trả bằng MiG-1.44 đối với F-22 Raptor là một nỗ lực mờ nhạt của người Nga trước thách thức của Mỹ. Bên cạnh thiết kế, vũ khí là một lý do khác cho tuyên bố này.

Điển hình là F-22 không có giá treo tên lửa trên cánh. Mọi thứ được "giấu" trong kho vũ khí riêng biệt, tức là trong bụng máy bay. Tuy nhiên MiG-1.44 lại "tua tủa" giá treo trên cánh, vì vậy thật vô lý khi nói về bất kỳ đặc điểm tàng hình nào.

Điển hình là F-22 không có giá treo tên lửa trên cánh. Mọi thứ được "giấu" trong kho vũ khí riêng biệt, tức là trong bụng máy bay. Tuy nhiên MiG-1.44 lại "tua tủa" giá treo trên cánh, vì vậy thật vô lý khi nói về bất kỳ đặc điểm tàng hình nào.

MiG-1.44 là nỗ lực chế tạo tiêm kích tàng hình đầu tiên của Nga, muộn hơn nhiều so với Washington và cũng không thành công.

MiG-1.44 là nỗ lực chế tạo tiêm kích tàng hình đầu tiên của Nga, muộn hơn nhiều so với Washington và cũng không thành công.

Nhưng có vẻ như người Nga gặp khó khăn trong việc học hỏi kinh nghiệm, mặc dù họ có cơ hội để làm điều đó trên cơ sở bình đẳng với bất kỳ ai khác. Hãy lấy Su-57 làm trường hợp điển hình.

Nhưng có vẻ như người Nga gặp khó khăn trong việc học hỏi kinh nghiệm, mặc dù họ có cơ hội để làm điều đó trên cơ sở bình đẳng với bất kỳ ai khác. Hãy lấy Su-57 làm trường hợp điển hình.

Khi Nga bắt đầu tuyên bố rằng chiếc máy bay chiến đấu này có khả năng tàng hình, thì vài tuần sau mọi chuyện đã rõ ràng khi nó bị phát hiện bởi một radar phòng không đơn giản. Lý do là thay vì đinh tán trên cánh, người Nga lại sử dụng bu lông.

Khi Nga bắt đầu tuyên bố rằng chiếc máy bay chiến đấu này có khả năng tàng hình, thì vài tuần sau mọi chuyện đã rõ ràng khi nó bị phát hiện bởi một radar phòng không đơn giản. Lý do là thay vì đinh tán trên cánh, người Nga lại sử dụng bu lông.

Tức là nếu chúng ta nhìn vào MiG-1.44 và Su-57 trong phạm vi thời gian của chúng thì rõ ràng là nói về khả năng tàng hình thì dễ hơn là thực hiện điều đó. Bởi lẽ Su-57 đã từng gặp phải rất nhiều vấn đề trước khi đạt đến trình độ như ngày nay.

Tức là nếu chúng ta nhìn vào MiG-1.44 và Su-57 trong phạm vi thời gian của chúng thì rõ ràng là nói về khả năng tàng hình thì dễ hơn là thực hiện điều đó. Bởi lẽ Su-57 đã từng gặp phải rất nhiều vấn đề trước khi đạt đến trình độ như ngày nay.

Đòn đáp trả F-22 đầu tiên của Nga bằng MiG-1.44 đã không thành công. Liệu câu trả lời thứ hai (Su-57 so với F-35) sẽ mang tới kết quả gì thì chỉ có thời gian mới trả lời được.

Đòn đáp trả F-22 đầu tiên của Nga bằng MiG-1.44 đã không thành công. Liệu câu trả lời thứ hai (Su-57 so với F-35) sẽ mang tới kết quả gì thì chỉ có thời gian mới trả lời được.