Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik của Nga chính thức trực chiến?

ANTD.VN - Báo chí Nga dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tên lửa hành trình động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik (SSC-X-9 Skyfall) đã đưa vào biên chế chiến đấu.
Theo các đặc điểm được thông tin , tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lý hoàn toàn mới và không có đối thủ trên thế giới.

Theo các đặc điểm được thông tin , tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lý hoàn toàn mới và không có đối thủ trên thế giới.

Tên lửa này mang theo đầu đạn cực kỳ “đặc biệt” và tầm bay không hạn chế với tốc độ Mach 0,9 - 1,0; cùng khả năng tuần tra khu vực nhất định trước khi lao đến mục tiêu theo lệnh.

Tên lửa này mang theo đầu đạn cực kỳ “đặc biệt” và tầm bay không hạn chế với tốc độ Mach 0,9 - 1,0; cùng khả năng tuần tra khu vực nhất định trước khi lao đến mục tiêu theo lệnh.

Giới quân sự tin rằng tên lửa 9M730 bay ở độ cao rất thấp trong giai đoạn tuần tra: chỉ khoảng 30 đến 60 mét, vượt qua tất cả các tuyến phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương.

Giới quân sự tin rằng tên lửa 9M730 bay ở độ cao rất thấp trong giai đoạn tuần tra: chỉ khoảng 30 đến 60 mét, vượt qua tất cả các tuyến phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương.

Tên lửa tân tiến này được cho là không thể bị đánh chặn cho dù đối đầu với một tổ hợp phòng không hiện đại nhất.

Tên lửa tân tiến này được cho là không thể bị đánh chặn cho dù đối đầu với một tổ hợp phòng không hiện đại nhất.

Điều này đã được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vào năm 2018 trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang. Vào thời điểm đó, các chuyên gia phương Tây cười rằng, vũ khí trên chỉ là viễn tưởng.

Điều này đã được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vào năm 2018 trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang. Vào thời điểm đó, các chuyên gia phương Tây cười rằng, vũ khí trên chỉ là viễn tưởng.

Tuy nhiên ngày nay, các cơ quan tình báo Mỹ khi theo sát những cuộc thử nghiệm vũ khí mới nhất của Nga đã thay đổi quan điểm của họ từ mỉa mai thành lo ngại sâu sắc.

Tuy nhiên ngày nay, các cơ quan tình báo Mỹ khi theo sát những cuộc thử nghiệm vũ khí mới nhất của Nga đã thay đổi quan điểm của họ từ mỉa mai thành lo ngại sâu sắc.

Việc Bộ Quốc phòng Nga hé lộ tin tức về tình trạng trực chiến của tên lửa Burevestnik là động thái mang đầy tính biểu tượng, khi nước này vừa tuyên bố đình chỉ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược.

Việc Bộ Quốc phòng Nga hé lộ tin tức về tình trạng trực chiến của tên lửa Burevestnik là động thái mang đầy tính biểu tượng, khi nước này vừa tuyên bố đình chỉ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược.

Vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng về cách bố trí hệ thống đẩy của 9M730. Chỉ có một dự đoán là động cơ tên lửa hạt nhân sẽ pha trộn không khí với chất lỏng.

Vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng về cách bố trí hệ thống đẩy của 9M730. Chỉ có một dự đoán là động cơ tên lửa hạt nhân sẽ pha trộn không khí với chất lỏng.

Đơn giản, chúng ta đang nói về một lò phản ứng nhỏ gây ra phản ứng dây chuyền được kiểm soát, sẽ làm nóng không khí đi qua cửa hút khí và đẩy ra khỏi vòi phun.

Đơn giản, chúng ta đang nói về một lò phản ứng nhỏ gây ra phản ứng dây chuyền được kiểm soát, sẽ làm nóng không khí đi qua cửa hút khí và đẩy ra khỏi vòi phun.

Đồng thời không khí cũng đóng vai trò là bộ phận làm mát lò phản ứng. Do đó, một tên lửa như vậy chỉ có thể "tồn tại" trong chuyến bay tốc độ cao. Nếu không được làm mát, nó sẽ ngay lập tức làm nóng chảy lò phản ứng.

Đồng thời không khí cũng đóng vai trò là bộ phận làm mát lò phản ứng. Do đó, một tên lửa như vậy chỉ có thể "tồn tại" trong chuyến bay tốc độ cao. Nếu không được làm mát, nó sẽ ngay lập tức làm nóng chảy lò phản ứng.

Chuyên gia công nghệ hạt nhân Valentin Gibalov và chuyên gia quân sự Alexander Goltz giải thích trên đài phát thanh Svoboda rằng, nhiều khả năng Burevestnik có động cơ nhiên liệu rắn để khởi tốc tên lửa, sau đó lò phản ứng được kích hoạt ở một tốc độ nhất định.

Chuyên gia công nghệ hạt nhân Valentin Gibalov và chuyên gia quân sự Alexander Goltz giải thích trên đài phát thanh Svoboda rằng, nhiều khả năng Burevestnik có động cơ nhiên liệu rắn để khởi tốc tên lửa, sau đó lò phản ứng được kích hoạt ở một tốc độ nhất định.

Cộng đồng quân sự thế giới đang tích cực tranh luận về mức độ gây ô nhiễm của một hệ thống đẩy như vậy đối với bầu khí quyển, khi trong quá khứ Mỹ đã thất bại với một ý tưởng gần giống.

Cộng đồng quân sự thế giới đang tích cực tranh luận về mức độ gây ô nhiễm của một hệ thống đẩy như vậy đối với bầu khí quyển, khi trong quá khứ Mỹ đã thất bại với một ý tưởng gần giống.

Tên lửa Burevestnik được cho là có một lò phản ứng kín, trong đó không khí tránh tiếp xúc trực tiếp với lõi lò phản ứng, điều này có nghĩa là dấu vết phóng xạ của nó sẽ rất nhỏ.

Tên lửa Burevestnik được cho là có một lò phản ứng kín, trong đó không khí tránh tiếp xúc trực tiếp với lõi lò phản ứng, điều này có nghĩa là dấu vết phóng xạ của nó sẽ rất nhỏ.

Chuyên gia quân sự từ tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc - ông Alexei Leonkov gọi Burevestnik là vũ khí trừng phạt: “ Hậu quả rõ ràng sẽ thấy sau khi đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phát huy tác dụng trên lãnh thổ của kẻ thù".

Chuyên gia quân sự từ tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc - ông Alexei Leonkov gọi Burevestnik là vũ khí trừng phạt: “ Hậu quả rõ ràng sẽ thấy sau khi đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phát huy tác dụng trên lãnh thổ của kẻ thù".

"Burevestnik sẽ phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng, khiến đối phương không còn cơ hội sống sót", ông Leonkov nói trên trang Rossiyskaya Gazeta.

"Burevestnik sẽ phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng, khiến đối phương không còn cơ hội sống sót", ông Leonkov nói trên trang Rossiyskaya Gazeta.

Ngoài ra Burevestnik có thể sử dụng một hệ thống định vị dạng "so khớp ảnh". Bộ nhớ của tên lửa chứa hình ảnh các đối tượng địa hình dọc đường bay.

Ngoài ra Burevestnik có thể sử dụng một hệ thống định vị dạng "so khớp ảnh". Bộ nhớ của tên lửa chứa hình ảnh các đối tượng địa hình dọc đường bay.

Sau đó, hệ thống định vị sẽ so sánh cái “đã nhìn thấy” với tiêu chuẩn được thiết lập, tờ Izvestia cho biết. Nhờ hệ thống hiệu chỉnh các điểm cực trị của địa hình, Burevestnik có thể đi vòng qua các chướng ngại vật.

Sau đó, hệ thống định vị sẽ so sánh cái “đã nhìn thấy” với tiêu chuẩn được thiết lập, tờ Izvestia cho biết. Nhờ hệ thống hiệu chỉnh các điểm cực trị của địa hình, Burevestnik có thể đi vòng qua các chướng ngại vật.

Cho đến vài năm trước, vẫn chưa có thông tin chính thức liệu Nga có tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với Burevestnik hay không. Vào năm 2021, Mỹ tuyên bố rằng tên lửa này sẽ không sẵn sàng cho đến năm 2025.

Cho đến vài năm trước, vẫn chưa có thông tin chính thức liệu Nga có tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với Burevestnik hay không. Vào năm 2021, Mỹ tuyên bố rằng tên lửa này sẽ không sẵn sàng cho đến năm 2025.

Tuy nhiên có những sự cố mà Nga được cho là đã thử tên lửa. Ví dụ vào năm 2019, khi một “vụ nổ bí ẩn” ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Nga được phát hiện.

Tuy nhiên có những sự cố mà Nga được cho là đã thử tên lửa. Ví dụ vào năm 2019, khi một “vụ nổ bí ẩn” ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Nga được phát hiện.

Vào năm 2020, một số nguồn tin khẳng định Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa Burevestnik. Tình báo châu Âu khi đó cho biết họ phát hiện nồng độ đồng vị iốt-131 trong khí quyển tăng cao. Hơn nữa, loại đồng vị này là nhân tạo.

Vào năm 2020, một số nguồn tin khẳng định Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa Burevestnik. Tình báo châu Âu khi đó cho biết họ phát hiện nồng độ đồng vị iốt-131 trong khí quyển tăng cao. Hơn nữa, loại đồng vị này là nhân tạo.