Khi "áo trắng" bị vấy bẩn

(ANTĐ) - Ngày 23-10, cộng đồng mạng xôn xao trước một clip được đưa lên: một nữ sinh bị 5 cô gái khác thi nhau đánh. Cô gái bị túm tóc, tát túi bụi và tệ hại hơn là bị lột áo, cắt tóc....

Xung quanh một số vụ nữ sinh đánh nhau:

Khi "áo trắng" bị vấy bẩn

(ANTĐ) - Ngày 23-10, cộng đồng mạng xôn xao trước một clip được đưa lên: một nữ sinh bị 5 cô gái khác thi nhau đánh. Cô gái bị túm tóc, tát túi bụi và tệ hại hơn là bị lột áo, cắt tóc....

>>>Video: Kinh hoàng clip nữ sinh bị đánh đập, xé áo

Đừng để hình ảnh đẹp này bị phai nhòa! (Ảnh minh họa)
Đừng để hình ảnh đẹp này bị phai nhòa! (Ảnh minh họa)

Videp Clip này đã làm dấy lên một dư luận vốn đã bức xúc từ bấy lâu nay - tình trạng học sinh đánh nhau, đánh hội đồng, bạo lực xuất hiện càng nhiều, càng ngày càng dã man và vô văn hóa.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, rất nhiều comment (bình luận) tiếp tục thể hiện sự bất bình và lên án gay gắt hành động dã man của đám nữ sinh làm nhục bạn. Vụ việc lần này như “giọt nước tràn ly” khiến nhiều người bức xúc cũng như nhiều bạn trẻ tỏ ra hoang mang. Dù nhiều sự kiện tương tự đã được phanh phui, lên án, cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng dường như các biện pháp chưa đủ mạnh để răn đe.

Trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình, nhà trường, những nơi gần gũi nhất và có chức năng giáo dục đối với các em. Thế nhưng, nhìn lại tất cả những vụ việc đã xảy ra thì có thể thấy rằng, hầu hết các vụ việc xảy ra là ở độ tuổi nữ sinh trung học - lứa tuổi các em đã có suy nghĩ độc lập, có thể có suy nghĩ về những việc mình làm, hậu quả của những sự việc mà mình gây ra.

Sự việc xảy ra, bao nhiêu vấn đề được đặt ra: sự xuống cấp về đạo đức xã hội, trách nhiệm giáo dục của gia đình, của nhà trường, trách nhiệm của các cơ quan chức năng về một thế hệ trẻ, thế hệ học sinh, được chờ đợi, tin tưởng để xây dựng, kiến thiết đất nước lại có những hành vi bạo lực, vô vắn hóa như vậy?

Tự làm mất đi tương lai Tự làm mất đi tương lai
Tự làm mất đi tương lai

Khi sự việc xảy ra, trách nhiệm trước hết thuộc về các em. Các em sẽ phải chịu sự trừng phạt của nhà trường, nhẹ thì cảnh cáo, đánh vào bảng xếp loại đạo đức, nặng nữa thì đuổi học và như thế thì tương lai dường như là đóng cửa với các em!

“Những gì họ thể hiện khiến cho xã hội đang mất dần đi niềm tin vào một thế hệ trẻ văn minh. “Khi gia đình, xã hội yêu thương họ, nhưng chính họ đã từ chối và không xứng đáng khoác tấm áo nữ sinh” - Bạn đọc Trần Nam Sách ở Cần thơ bức xúc.

Môi trường sư phạm là môi trường hoàn toàn trong lành, là môi trường giáo dục, mối quan hệ ở đây chỉ có quan hệ thầy – trò, bạn - bè, với hình ảnh những nữ sinh áo dài trắng muốt, thong thả đạp xe, tóc xõa buông ra trong gió. Đẹp lắm hình ảnh áo trắng học trò giờ tan trường, từng nhóm, từng nhóm đạp xe, thong thả, tỏa ra trên các con đường về nhà.

Đã biết bao nhạc sĩ với xúc cảm với màu áo trắng học trò. Nhìn những hình ảnh nữ sinh đánh nhau, giật tóc thật không còn từ nào có thể diễn tả nổi.  Xã hội thì bức xúc, gia đình, người thân thì xấu hổ, và chính các em, các em là người trong cuộc, là những người được gia đình tin tưởng, hy vọng nhưng cũng lại chính các em là người đã gây ra bức xúc, hoang mang cho xã hội.

Các em là người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra. Làm sao để chiếc áo trắng mãi mãi trắng như lứa tuổi học trò ngây thơ. Các em đừng làm vấy bẩn màu áo trắng học trò!

Khánh Linh