- Chuẩn bị trục vớt hộp đen nghi của máy bay CASA 212
- Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Trần Quang Khải
- Chạy đua với thời gian để tìm đồng đội máy bay CASA 212
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, ngoài nhiệm vụ trục vớt các vật thể nghi của máy bay CASA 212 ở vùng biển đã được khoanh vùng, các tàu tìm kiếm cứu hộ cứu nạn vẫn mở rộng khu vực rà soát lên vùng biển phía nam và phía bắc đảo Bạch Long Vỹ.

Xuồng của tàu CSB 2008/ BTL Vùng CSB 1 vớt mảnh vỡ máy bay CASA 212 bị nạn
Do máy bay được khoanh vùng gặp nạn ở vùng biển gần đường phân định trên biển Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã cử nhiều tàu cảnh sát biển, tàu tìm kiếm cứu cứu nạn và huy động các tàu cá ngư dân hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm máy bay CASA 212 tại phía vùng biển Trung Quốc tiếp giáp với đường phân định với Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định, công tác phối hợp và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn của phía Trung Quốc trong tai nạn máy bay CASA 212 là hành động nhân đạo tuân thủ theo đúng các quy định quốc tế về cứu hộ cứu nạn trên biển và xuất phát từ mối quan hệ hợp tác hữu nghị, toàn diện giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc.
Cũng trong ngày 22-6-2016, Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm, trục vớt máy bay Su-30MK2.
Theo ông Hiền, lực lượng tìm kiếm do Quân chủng Hải quân làm chủ trì, ngoài ra có các lực lượng khác như Cảnh sát biển, Biên phòng Nghệ An, đặc công nước và huy động thêm ngư dân. Cụ thể, có 3 tàu của Quân chủng Hải quân, 1 tàu của Cảnh sát biển và 2 tàu của Biên phòng Nghệ An, 6 tàu ngư dân cùng với 30 đặc công nước tham gia tìm kiếm, trục vớt.
Khu vực tìm kiếm được khoanh vùng là nơi phát hiện vết dầu loang, nơi ngư dân tàu cá của ngư dân Phạm Văn Lệ (Hà Tĩnh) tìm thấy và cứu sống Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường; nơi ngư dân Nghệ An phát hiện thi thể Đại tá Trần Quang Khải.