Học lỏm… cứu nhiều người

(ANTĐ) - Ở Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm người mắc bệnh dại do bị súc vật cắn và không ít bệnh nhân đã tử vong. Trong khi nhiều trường hợp bệnh viện “bó tay” thì lại có người may mắn được cứu sống bằng phương thuốc Bắc gia truyền của lương y Nguyễn Đức Chính, thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Học lỏm… cứu nhiều người

(ANTĐ) - Ở Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm người mắc bệnh dại do bị súc vật cắn và không ít bệnh nhân đã tử vong. Trong khi nhiều trường hợp bệnh viện “bó tay” thì lại có người may mắn được cứu sống bằng phương thuốc Bắc gia truyền của lương y Nguyễn Đức Chính, thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Cứu sống hàng trăm người “thập tử nhất sinh”

Lương y Nguyễn Đức Chính giới thiệu với chúng tôi vị thuốc Bắc gia truyền mà ông là đời thứ tư được thừa hưởng đựng trong chiếc lọ nhựa nhỏ. Bột thuốc nhỏ mịn, màu cà phê và có vị đắng: “Đây là thuốc cho bệnh nhân uống trước khi khám, rồi căn cứ vào màu đồng tử trong mắt bệnh nhân để chẩn đoán và bốc thuốc phù hợp. Còn đây là thuốc điều trị nếu bệnh nhân mắc bệnh dại. Vị thuốc này không độc”.

Vừa nói, ông Chính vừa bỏ một ít bột thuốc vào miệng rồi uống ngụm nước. Bệnh nhân sử dụng thuốc không cần sắc nhưng người làm thuốc thì mất nhiều thời gian vì khá công phu.

Ông tâm sự: “Hàng tháng tôi phải ra những cửa hàng bán thuốc Bắc lớn ở Hà Nội mua nguyên liệu. Vị thuốc không cần lên rừng kiếm nhưng cần tinh ý phân biệt được thuốc thật, thuốc giả. Xao thuốc vừa lửa, quá lửa thì mất tác dụng, thiếu lửa thì không tác dụng. Sau đó, nghiền ra và bảo quản thật tốt”.

Ông Chính mở tủ lấy ra mấy chục cuốn sổ ghi chép, trong đó là danh sách hàng nghìn bệnh nhân được ông cứu thoát chết trong gang tấc. Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân tìm đến ông có thể ở cùng làng, cùng tỉnh nhưng cũng có người ở tận Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn...

Trong khi đồng đội tôi người thì không có con, người thì con nhiễm chất độc dioxin, người thì đời cháu bị ảnh hưởng. Đứng giữa sự sống và cái chết mới thấy sự sống quý giá. Thế nên tôi cố gắng cứu họ để họ được may mắn như tôi.

Ai đến khám bệnh, bốc thuốc, ông cũng ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, vị trí chó cắn và ngày tìm đến ông chữa trị. Ông bảo: “Tôi ghi cẩn thận để nhỡ có chuyện gì không hay với người ta, tôi còn có trách nhiệm, nhưng suốt 40 năm làm nghề này, tôi chưa bao giờ gặp tình huống khó xử ấy”.

Cách đây 10 năm, cháu Việt ở Mỹ Hào (Hưng Yên) mới 6 tuổi, bị chó dại cắn. Bệnh viện bảo không chữa được nữa, trả về nhưng “còn nước còn tát”, gia đình đưa Việt đến nhà ông Chính nhờ chữa trị. Lúc ấy, miệng em dớt dãi liên tục, mắt trợn ngược và lên cơn co giật. Ông Chính cho Việt uống thuốc rồi khám và hướng dẫn điều trị tại nhà.

Một tuần sau, Việt khỏe mạnh bình thường. Bây giờ, Việt đã lên lớp 10, em cứ xoắn xuýt lấy ông như vị cứu tinh, người mang lại cho em sự sống. Tương tự như Việt, chị Loan ở thôn Đống Thạnh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên bị chó dại cắn khi đang đi gánh hàng thuê ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gia đình đưa chị đến nhà ông Chính khi cơ hội sống sót còn rất ít.

Vậy mà sau 5 ngày điều trị bằng thuốc của ông, chị hoàn toàn khỏi bệnh. Chị quay lại cảm ơn và nhận ông Chính làm bố nuôi. Thương hoàn cảnh chị Loan khốn khó, ông lại giúp chị vay tiền, làm thủ tục giúp chị đi lao động Đài Loan (Trung Quốc) với mong muốn thoát nghèo. Vị lương y này nổi tiếng bởi cả y thuật và đạo đức.

Tất cả là để cứu người

Năm nay 70 tuổi, ông Chính vẫn khỏe mạnh và nói chuyện khá điềm đạm. Ông dè dặt khi nói về phương thuốc của mình: “Bài thuốc của tôi không có vị thuốc nào đặc biệt, chỉ có công thức là bí quyết gia truyền nhưng chưa có chứng nhận nên tôi không muốn tiết lộ.

Đã 2 lần tôi đến Bộ Y tế để làm thủ tục chứng nhận, lần nào cũng vướng thủ tục hành chính. Ai cũng vậy, nếu cứu được người thì luôn sẵn sàng”. Đặt nhiệm vụ cứu người lên hàng đầu nên ông Chính không làm giàu bằng nghề bốc thuốc. Ông thành thật chia sẻ: “Vợ chồng tôi có lương hưu đủ để chi tiêu cho sinh hoạt.

Tôi thầu thêm gần chục mẫu ao của hợp tác xã để nuôi cá giống, muốn sắm sửa đồ đạc thì lấy tiền thu hoạch đó, bốc thuốc chỉ lấy công làm lãi”. Trung bình, mỗi ca bệnh nhờ ông bốc thuốc chỉ mất gần 500.000 đồng là khỏi. Để cứu sống một người “thập tử nhất sinh” mà chi phí bằng này là quá ít.

Con trai cả của ông có lần bảo: Bố cứu cả mạng người mà lấy vừa đủ tiền thuốc thì mất công quá”. Nhưng ông Chính vẫn cương quyết làm theo ý mình. Chị Hương, thôn Phần Hà nhận xét: “Không biết phương thuốc nhà ông Chính thế nào nhưng chữa khỏi bệnh rất nhanh và chưa có ai không cứu được cả.

Nửa đêm có người gọi cửa nhờ chữa trị, ông Chính cũng lập tức đến tận nơi”. Ông Chính luôn tâm niệm rằng cố gắng cứu sống người ta sớm phút nào hay phút ấy nên đêm giao thừa ông cũng không quản ngại.

Là thương binh 4/4, từng vào sinh ra tử ở chiến trường nên ông Chính luôn giữ phong cách “nhà binh”, cẩn trọng và rất vui tính. Ông “học lỏm” nghề từ người bác ruột lúc mới 11 tuổi, trong khi các anh con bác của ông được truyền nghề một cách bài bản thì lại không theo được. Đi bộ đội về, ông vừa giúp việc cho xã, nuôi cá, vừa bốc thuốc chữa bệnh dại cho bà con.

Ông Chính giãi bày: “Đồng đội cùng đơn vị vào chiến trường với tôi có 100 người thì 89 người là liệt sỹ. Tôi may mắn sống sót trở về. Và còn may mắn hơn nữa vì tôi sinh được 2 con trai và các cháu nội khỏe mạnh, bình thường. Trong khi đồng đội tôi người thì không có con, người thì con nhiễm chất độc dioxin, người thì đời cháu bị ảnh hưởng.

Đứng giữa sự sống và cái chết mới thấy sự sống quý giá. Thế nên tôi cố gắng cứu họ để họ được may mắn như tôi. Tôi sẽ còn bốc thuốc giúp mọi người khi còn sức khỏe. Nếu con trai tôi có khả năng, tôi sẽ truyền lại”.

Thanh Hoàn