Khi tất cả sinh viên đã quay lại chỗ ngồi, giáo sư bèn hỏi: “Nước màu vàng các bạn đã uống là nước gì?”. Tất cả những sinh viên uống phải nước trong bình này đều nhăn mặt lè lưỡi: “Là nước ngâm cây mật gấu, đắng ngắt”. “Vậy tại sao các bạn lại chọn nó?”, giáo sư lại hỏi. “Vì trông màu nó đẹp, giống như nước ép trái cây”, các sinh viên trả lời. Giáo sư bật cười, rồi hỏi số sinh viên còn lại đã uống được nước gì. “Nước đường, thưa giáo sư”, một số đồng thanh. “Vậy vì sao các bạn chọn bình màu trắng?”. “Vì chúng tôi đang khát, chỉ nước trắng mới giải khát được thôi”.
Giáo sư khi ấy mới giảng giải: “Trong cuộc sống có nhiều khi chúng ta phải đứng trước sự lựa chọn như vậy, hễ chọn thứ này, thì có nghĩa là phải từ bỏ thứ kia. Phần lớn thường chọn thứ nổi bật, còn số ít thì chọn thứ ít hấp dẫn hơn, bình thường hơn. Những người theo đuổi cái hình thức hào nhoáng bên ngoài, chính vì vậy dễ ăn nhầm trái đắng. Còn theo đuổi cái thực chất, cái mà mình thực sự cần, thì có thể nếm được vị ngọt ngay cả khi nó vốn không phải mục đích của mình”.