- Lan tỏa hình ảnh thanh niên Công an Thủ đô hết mình phục vụ nhân dân
- Một năm, hơn 1.000 hộ kinh doanh ở quận Thanh Xuân chuyển sang lập doanh nghiệp
- Hà Nội cần dự báo nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2025 và các năm tiếp theo
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trao đổi với các nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản
Quyết liệt chuyển mình
Nhờ những chính sách cải cách mạnh mẽ và hỗ trợ kịp thời, kết quả về thu hút đầu tư của thành phố năm 2018 đã có sự bứt phá ngoạn mục, lần đầu tiên đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 7,5 tỷ USD, đây cũng là con số cao nhất về thu hút vốn FDI mà thành phố đạt được trong vòng 30 năm qua. Trong 4 tháng đầu năm 2019, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước thu hút FDI chiếm 30,6% tổng vốn đăng ký với số vốn đăng ký đạt 4,75 tỷ USD… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng liên tục bứt phá trong các chỉ số cải cách hành chính, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho sự chuyển mình của Thủ đô.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ TP, đó là kết quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của TP khi toàn hệ thống chính quyền các cấp đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư; đồng thời cải thiện mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công.
“Hàng năm, tôi đều theo dõi kết quả chấm điểm cải cách hành chính của TP với các sở ngành, quận huyện. Tôi thấy các con số đều khá chính xác. Các đơn vị sau đó đều có tiến bộ. Ngoài ra, các vụ việc khiến người dân không hài lòng đều được lãnh đạo TP chỉ đảo xử lý nghiêm, chấn chỉnh kịp thời. Bây giờ ở Hà Nội, bất cứ bộ phận một cửa ở phường nào cũng khang trang, thái độ phục vụ nhân dân chuẩn mực bởi cán bộ công chức, viên chức đều phải luôn tự soi mình, nếu không sẽ bị đào thải. Nhiều nơi đã có những cách làm hay như mô hình khu dân cư điện tử, hay đơn giản là việc phải gửi thư xin lỗi khi chậm chễ trong thủ tục hành chính đã có mặt ở nhiều nơi”, ông Hồ Kim Châu (62 tuổi, cán bộ hưu trí, trú tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) đánh giá.
Đáng chú ý, hiện nay, 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội đã được nộp qua mạng, thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan chỉ trong 3 ngày. “TP đã hỗ trợ phí hỗ trợ chi phí thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Số tiền hỗ trợ mỗi doanh nghiệp không lớn nhưng nhưng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Những điều lớn lao phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”, ông Hồ Quang Minh, chủ một doanh nghiệp khởi nghiệp mới ở Hà Nội đánh giá.
Người dân kiểm tra tiến độ xử lý thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa UBND quận Hoàn Kiếm
Điều hành thông minh từ hiệu quả CNTT
Xác định rõ, CCHC cần dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, TP đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo chuyển biến rõ nét trong trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nội dung CCHC của Thành phố; đặc biệt cải cách TTHC trong các lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp và đời sống dân sinh (y tế, giáo dục, giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; bảo vệ môi trường…)
Đến nay toàn thành phố đã có 1.031 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đạt 55% thủ tục hành chính của Thành phố được triển khai cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Trong đó, 893 DVCTT mức 3 và 138 DVCTT mức 4; bao gồm các DVCTT tiếp nhận từ các bộ, ngành, các DVCTT do đơn vị tự triển khai và thành phố triển khai trên Cổng Dịch vụ công dùng chung. Thành phố phấn đấu đưa vào hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4…
TP cũng thực hiện triển khai dịch vụ đỗ xe thông minh qua phần mềm trực tuyến Iparking tại tất cả các quận nội thành của Thành phố; thực hiện Thí điểm biên lai điện tử tại một số cơ quan thu phí đối với dịch vụ hành chính công; thí điểm, đầu tư mở rộng lắp camera giám sát theo dõi xử lý vứt rác thải, đỗ xe, bán hàng không đúng quy định.. tại một số tuyến đường liên phường, khu dân cư, tổ dân phố ở quận Long Biên, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…; thí điểm vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động”; vận hành mạng lưới “Máy bán hàng tự động” tại các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố….
Ông Trần Minh Võ (Chuyên gia CNTT) nhận định: “Những việc Hà Nội đang làm hiệu quả đều dựa trên nền tảng CNTT mạnh mẽ. Hệ thống được xây dựng thống nhất, kết nối và chia sẻ dữ liệu dùng chung.Đó là xu hướng tất yếu. Đặc biệt từ dữ liệu dân cư, dữ liệu đất đai đến các chỉ số môi trường đều được cập nhật thường xuyên, chính xác chính là cơ sở để hoạch định các chiến lược cho tương lai. Với việc chú trọng xây dựng BigData tôi tin Hà Nội sẽ tiếp tục có nhiều tiện ích hơn nữa cho người dân như việc TP chuẩn bị lắp đặt các ki ốt điện tử giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính ở các chung cư đông dân…”
Công an TP Hà Nội xuống cơ sở phục vụ nhân dân các thủ tục hành chính
Khuyến khích đổi mới sáng tạo
Chia sẻ về bài học kinh nghiệm của Hà Nội, lãnh đạo Sở Nội vụ TP cho hay, các mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu của Thành phố phải bằng hoặc cao hơn mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu của Chính phủ đề ra; xây dựng lộ trình và giải pháp đảm bảo thực hiện được trong từng năm, từng giai đoạn và phấn đấu có nhiều chỉ tiêu hoàn thành sớm và về đích trước thời hạn, như: phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các cơ quan, đơn vị từ nay đến năm 2020; đảm bảo mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước đến năm 2018 đạt trên 80%.
Thành phố luôn xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, liên tục, khâu đột phá, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo CCHC, trong đó đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch UBND Thành phố. Ở các cơ quan, đơn vị xác định rõ người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về kết quả thực hiện CCHC. Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố rất cụ thể, bám sát tình hình thực tế, theo hướng 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả công việc” và nguyên tắc “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn CCHC, TP đều lựa chọn một hoặc một số nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, nổi bật, có những giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, động viên, khuyến khích các đơn vị đổi mới, sáng tạo thực hiện CCHC như: chỉ đạo một số quận, huyện, thị xã thí điểm một số mô hình, sáng kiến mới CCHC mới từ đó nhân rộng nội dung làm tốt ra tất cả các xã, phường, thị trấn; là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập…
Thi tài sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính
Nhằm tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình về cải cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND về việc triển khai tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình về cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông” năm 2019.
Cuộc thi sẽ được tổ chức với nội dung: Đưa ra các ý tưởng, giải pháp, mô hình cải tiến quy trình thực hiện TTHC trên cơ sở tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí thực hiện TTHC của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các TTHC trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, đề xuất các mô hình thực hiện TTHC hiệu quả, đơn giản mang lại lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước và công dân trong việc thực hiện các TTHC.
Đề xuất các mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ cũng như đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí cho cơ quan hành chính cũng như cho công dân trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.