- Thụy Điển tăng ngân sách quốc phòng lên 11% trong 5 năm tới
- Ukraine muốn đổi đầu đạn hạt nhân lấy 1.000 tên lửa Javelin của Mỹ
- Ukraine: Mỹ cung cấp 1.240 tên lửa Javelin cho Ukraine là "công bằng"
Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều trên thế giới
Báo cáo vừa được công bố của một cơ quan nghiên cứu thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ cho thấy, thị trường buôn bán vũ khí thế giới tăng trưởng không đáng kể từ năm 2013 do “tình hình kinh tế toàn cầu yếu kém”. Tuy nhiên, sự tụt giảm tốc độ tăng trưởng này không liên quan gì đến giới lái súng Mỹ. Con số thống kê cho thấy, trong năm 2014, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã cán mốc 36,2 tỷ USD, tăng gần 10 tỷ USD so với 1 năm trước đó.
Còn theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong khi tổng doanh số của 100 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới trong năm 2014 là 401 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2013, thì Mỹ vẫn thống trị top 100 này, chiếm tới 54,4% thị phần vũ khí toàn cầu. Trong danh sách này, số 1 là Tập đoàn Lockheed Martin với tổng kim ngạch tăng lên 37,5 tỷ USD trong năm 2014, vượt Công ty Boeing có doanh thu 28,3 tỷ USD, đứng thứ hai.
Một câu hỏi mà các nhà bình luận quân sự thường đặt ra là, tại sao có khá nhiều quốc gia sản xuất vũ khí có chất lượng mà những nước nhập khẩu lại thích chọn mua của Mỹ? Chẳng hạn, hầu hết các nước mua vũ khí của Nga đều đánh giá cao hiệu quả, giá vừa tầm và chất lượng cao. Các chuyên gia quân sự nói rằng, nếu ném khẩu AK xuống bùn hoặc cát, sẽ chẳng có trục trặc gì xảy ra, trong khi súng của Mỹ không cho phép người dùng làm như vậy. Tương tự, vũ khí của Israel cũng có chất lượng rất cao nhưng tiềm năng xuất khẩu của nước này không thể đua được với Mỹ.
Câu trả lời là Mỹ rất khéo léo sử dụng bản đồ địa chính trị để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Mỹ và làm thay đổi cán cân lực lượng quân sự ở các bộ phận khác nhau của thế giới. Chẳng hạn, Mỹ thường lớn tiếng về nguy cơ hạt nhân của Iran, để từ đó gia tăng xuất khẩu vũ khí vào khu vực Vịnh Pécxích với lý do “giúp” khu vực này củng cố hệ thống phòng thủ trước sự tấn công của Iran.
Chuyên viên V. Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị xã hội của Nga, nêu ví dụ về việc Mỹ kiếm lợi nhờ “đục nước béo cò” như thế nào. Ông nói: “Mỹ đang mở rộng phạm vi xuất khẩu vũ khí trong bối cảnh một số quốc gia hết sức lo ngại về an ninh của nước mình. Chẳng hạn, trước nguy cơ bùng nổ xung đột giữa các chế độ quân chủ Arập và Cộng hòa Hồi giáo Iran, các quốc vương Arập đã thông qua quyết định mua thêm khối lượng đáng kể vũ khí từ Mỹ, trong đó chủ yếu là vũ khí phòng thủ tên lửa”.
Đó cũng là lý do giải thích vì sao các nước như Arập Xêút, Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Qatar, Oman… sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ USD để mua hệ thống tên lửa hiện đại và máy bay thế hệ mới của Mỹ, giúp Mỹ trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới và kiểm soát đến 54,4% thị trường vũ khí thế giới. Có thể kể ra đây thương vụ bán vũ khí trị giá 11 tỷ USD hồi tháng 7-2015 của Mỹ với Qatar, bao gồm 10 khẩu đội tên lửa Patriot, 24 máy bay trực thăng Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin.
Trên quy mô toàn cầu, Mỹ đang là nhà cung cấp vũ khí chính cho châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Khi các “điểm nóng” trên thế giới chẳng những không hạ nhiệt mà còn xuất hiện nhiều thêm, Mỹ sẽ còn có thêm nhiều cơ hội kiếm lời từ bán vũ khí.