- Cấm mở quán nhậu quanh trường học, bệnh viện trong phạm vi 100m
- Siết chặt tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm dịp cuối năm
- Kiểm tra đột xuất một nhà hàng bít tết ở Ba Đình, phát hiện nhiều sai phạm

Từ ngày 10-7-2019, Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận/ huyện/ thị xã, xã/ phường/ thị trấn trên toàn địa bàn thành phố. Đến nay, sau hơn 4 tháng triển khai, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực.
Cụ thể, lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP ở cấp quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã tiến hành thanh tra 487 cơ sở, xử phạt 149 cơ sở với số tiền hơn 550 triệu đồng. Ở cấp xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra 1.516 cơ sở, xử phạt 327 cơ sở với số tiền hơn 519 triệu đồng.
Dù vậy, quá trình triển khai cũng còn đó nhiều khó khăn, vướng mắc, như: nỗi lo của doanh nghiệp về sự chồng chéo các đoàn thanh kiểm tra hay hiệu quả xử phạt hạn chế do còn sự nể nang…
Để dư luận có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác này, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức giao lưu trực tuyến về “Thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Tăng hiệu lực, giảm chồng chéo”.
Mọi câu hỏi, vấn đề quan tâm của bạn đọc liên quan đến lĩnh vực này sẽ được trả lời bởi các khách mời tham dự buổi Giao lưu trực tuyến, gồm:
- Ths.Bs Trần Việt Dũng, Phụ trách công tác thanh tra - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội
- BS.CKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội
- ThS.BS Hà Thu Hương, Thanh tra ATTP - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
- Bà Lê Thị Thanh Thương, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân
Buổi Giao lựu trực tuyến "Thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Tăng hiệu lực, giảm chồng chéo” sẽ bắt đầu từ 14h chiều nay, 12-12, và được cập nhật trên Báo điện tử An ninh Thủ đô tại địa chỉ: www.anninhthudo.vn. Kính mời bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi.

Ông Chu Quốc Dũng, Phó Tổng Biên tập Báo An ninh Thủ đô tặng hoa các vị khách mời
Mở đầu cuộc Giao lưu trực tuyến, ông Chu Quốc Dũng, Phó Tổng Biên tập Báo An ninh Thủ đô phát biểu: "Có một điểm chung trong công tác Công an và y tế là luôn cần chủ động và tích cực trong công tác, lấy sự bình yên của cuộc sống nhân dân, sức khỏe của nhân dân làm đầu. Trong khi Công an có phương châm an ninh chủ động, thì y tế dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam.
Theo tư tưởng của Bác Hồ, quan điểm dự phòng tích cực phải được nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và văn minh, đảm bảo môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hoá.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ của nhân dân là yếu tố quyết định tới sự thịnh, suy hoặc sự hưng vong của đất nước: “Dân cường thì quốc thịnh”.
Với mong muốn cùng góp phần thiết thực vào công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong thời điểm cuối năm áp Tết, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức giao lưu trực tuyến về “Thí điểm Thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Tăng hiệu lực, giảm chồng chéo” trên Báo An ninh Thủ đô điện tử".
Phó Tổng Biên tập Báo An ninh Thủ đô trân trọng cảm ơn Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội; Đại diện Chi cục VSATTP TP Hà Nội; Đại diện Thanh tra Sở Y tế Hà Nội; Đại diện UBND và cán bộ thanh tra chuyên ngành ATTP phường Thanh Xuân Nam của quận Thanh Xuân, đã nhận lời tham dự chương trình.
Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức giao lưu trực tuyến về “Thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Tăng hiệu lực, giảm chồng chéo” trên Báo An ninh Thủ đô điện tử.
- 1. Thời gian: 13:00 12/12/2019
- 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn An ninh Thủ đô
Danh sách khách mời

ThS.Bs Trần Việt Dũng, phụ trách Phòng Công tác thanh tra, Chi cục ATVSTP Hà Nội

BS.CKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

ThS.BS Hà Thu Hương, Thanh tra ATTP - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội

Bà Lê Thị Thanh Thương, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân
Các bệnh mắc phải thường bị lây nhiễm qua 4 con đường: tiêu hóa, hô hấp, đường máu, đường da và niêm mạc.
Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa cụ thể là các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do thức ăn sẽ tăng cao vào mùa Hè, do thời tiết thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Khó khăn lớn nhất trong thanh tra ATTP là nhân lực. Xã, phường hiện chưa có công chức phụ trách về an toàn thực phẩm, hầu hết là kiêm nhiệm nhiều việc nên việc nghiên cứu sâu về chuyên ngành ATTP còn hạn chế.
Cấp phường nên có một công chức chuyên phụ trách về công tác ATTP để công tác thanh tra ATTP đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Phần lớn các quận, huyện và xã, phường triển khai thí điểm thanh tra lần đầu, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra mới được tập huấn thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế. Trong khi quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã còn dè dặt trong giai đoạn đầu triển khai thanh tra.
Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính.
Số lượng trang phục thanh tra cần may lớn (trên 3.000 bộ) nhưng số lượng đơn vị có khả năng may ít, nên chưa triển khai trang phục thanh tra kịp trong thời gian đầu.
Vì vậy, giải pháp trong thời gian tới của chúng tôi là tăng cường các tổ công tác, kiểm tra giám sát liên ngành của Thành phố kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của quận, huyện, thị xã; các tổ công tác, kiểm tra giám sát liên ngành của quận, huyện, thị xã thì kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của xã, phường, thị trấn.
Qua đó, kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP của các đơn vị, phát hiện vướng mắc phát sinh để có biện pháp khắc phục...
Đồng thời, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đoàn khi tiến hành thanh tra ATTP tại các cơ sở về công tác tổ chức, công tác triển khai, công tác xử lý vi phạm... Duy trì đường dây liên lạc, tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các đoàn thanh tra trong những tình huống cụ thể. Tham gia giao ban với các đơn vị để kịp thời nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tại các quận huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn...
Để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình, trước tiên hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Khi chọn mua thực phẩm cần kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì. Đối với các loại thực phẩm mua ở các chợ dân sinh thì người dân cũng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản để chọn mua được những thực phẩm an toàn, ví dụ hạn chế mua các loại rau quả trái mùa...
Trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả cần phải được rửa kỹ dưới vòi nước để loại bỏ những hóa chất bảo vệt thực vật còn tồn dư trên thực phẩm; Các loại củ quả thì cần phải gọt bỏ vỏ trước khi chế biến.
Người làm công tác thanh tra chuyên ngành về ATTP là công chức, viên chức chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc "bắt tay" với cơ sở là việc công chức, viên chức không được phép vi phạm.
Khi phát hiện công chức, viên chức có những hành vi vi phạm, công chức viên chức đó sẽ bị xử lý theo Nghị định quy định về kỷ luật công chức, viên chức.
Để phát hiện ra cán bộ thực thi công vụ có hành vi vi phạm cần tăng cường sự giám sát của cơ quan cấp trên với hoạt động của cơ quan cấp dưới và các cơ quan có chức năng giám sát về ATTP như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ... Bên cạnh đó, có sự góp phần rất quan trọng của người dân trong việc phát hiện, phản ánh với các cơ quan chức năng.
Như tôi đã nói, nhân lực cấp phường còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều nội dung. Tuy nhiên, đối với phường Thanh Xuân Nam, hiện có 3 đồng chí được đào tạo và cấp chứng chỉ về thanh tra ATTP. Như vậy cơ bản cũng đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra.
Việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được phân công cho các bộ phận liên quan cùng phối hợp triển khai thực hiện theo lĩnh vực mình phụ trách, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở trên địa bàn phường.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt các thông tin thông qua các kênh như: thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị- xã hội; hệ thống chính trị khu dân cư (bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư) và nhân dân giúp cho việc phát hiện các trường hợp vi phạm về ATTP được nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn.
Ngoài ra, UBND phường tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn phường để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung đảm bảo ATTP cho người dân.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, có tổng số 651 đoàn thanh tra, kiểm tra (618 đoàn liên ngành) thực hiện thanh tra, kiểm tra về ATTP. Kiểm tra đạt 70.550/83.240 lượt cơ sở (đạt 84,8%) trong đó tuyến huyện, xã kiểm tra 82.651 lượt cơ sở, tuyến thành phố kiểm tra 589 lượt cơ sở phạt tiền 1.710 cơ sở vi phạm về ATTP với số tiền phạt hơn 7,4 tỷ đồng.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm luôn được coi trọng kết hợp với công tác tuyên truyền, hướng dẫn giúp người sản xuất, kinh doanh nắm được các quy định và thực hiện đúng quy định.
Tuy nhiên, để đảm bảo được sử dụng thực phẩm an toàn thì người dân cần tìm hiểu các kiến thức về ATTP.
Để đảm bảo ATTP dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các lễ hội xuân, Chi cục ATTP đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố, trình Sở Y tế và UBND TP Hà Nội. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, đồng thời thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố và các đoàn liên ngành của 30 quận, huyện; 584 xã, phường, thị trấn.
Các đoàn kiểm tra có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cũng như tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP, xử lý vi phạm hành chính tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong suốt thời gian Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2020.
Hiện nay tất cả quốc gia đều sử dụng thực phẩm tươi sống và đông lạnh song song. Tuy nhiên đối với các thực phẩm đông lạnh trước khi chế biến cần phải được xử lý rã đông đúng cách theo từng loại thực phẩm và chế biến an toàn như đun sôi, nấu kỹ và sử dụng lúc thực phẩm còn nóng.
Nỗi lo về thực phẩm cho học sinh bán trú trong bối cảnh thực phẩm tươi sống đắt đỏ
Thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh tùy thuộc vào từng loại thực phẩm và nhiệt độ bảo quản. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có thời gian quy định nhất định, nếu quá thời gian bảo quản thì thực phẩm cần phải tiêu hủy, không được sử dụng.
Việc này Hội cha mẹ phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giám sát các loại thực phẩm đưa vào sử dụng bữa ăn cho con em đúng theo quy định.
Việc mở cửa hàng phở tại nhà cần phải thực hiện đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau: 1. Giấy phép đăng ký kinh doanh; 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 3. Chủ cơ sở và các nhân viên đảm bảo phải được khám sức khỏe, tập huấn về kiến thức ATTP; 4. Chứng minh được nguồn gốc cung cấp thực phẩm đảm bảo ATTP (hợp đồng cung cấp thực phẩm với các cơ sở được cấp phép).
Việc thanh tra cũng chuyên ngành ATTP hiện nay gặp một số khó khăn, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Vì đây chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... Vì vậy thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn trong việc mời cơ sở làm việc, nộp phạt vi phạm hành chính, có khi vừa thanh tra xong cơ sở đã chuyển đi...
Công tác thanh tra ATTP hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn
Còn đối với việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, khi phát hiện sai phạm, lực lượng thanh tra có thể truy xuất. Tuy nhiên, công việc này cũng gặp khó khăn do phần lớn các thực phẩm trên địa bàn được chuyển từ địa bàn khác (tỉnh khác, huyện khác...) nên cần sự phối hợp giữa các địa phương trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Theo Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP phải đáp ứng theo tiêu chuẩn tại Điều 2, 3 Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg. Cụ thể:
Điều 2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
1. Ở cấp huyện, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm là công chức các phòng: Y tế, Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và viên chức Trung tâm Y tế.
2. Ở cấp xã, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm là công chức Văn hóa - Xã hội, công chức phụ trách nông nghiệp, kinh tế và viên chức Trạm Y tế.
3. Ngoài các công chức, viên chức quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm của địa phương giao công chức, viên chức khác thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc công chức, viên chức các đơn vị khác đóng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức, viên chức đó.
Điều 3. Tiêu chuẩn của người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
1. Là công chức, viên chức quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Am hiểu pháp luật về thanh tra và an toàn thực phẩm, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm.
3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Do vậy, để lựa chọn lực lượng này thì UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn sẽ lựa chọn các công chức, viên chức đáp ứng được các tiêu chuẩn, kinh nghiệm; gửi danh sách cho cơ quan thường trực để tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và nâng cao kỹ năng.
Bà Lê Thị Thanh Thương khẳng định công tác thanh tra ATTP trên địa bàn luôn thực hiện đúng quy định
UBND phường Thanh Xuân Nam luôn thực hiện nghiêm túc quy định trong việc tiến hành thanh tra cũng như kiểm tra về lĩnh vực đảm bảo ATTP; Tích cực tuyên truyền tới người dân cũng như các hộ kinh doanh nhằm tác động tác tới ý thức, nhận thức của người dân trong việc chấp hành quy định về ATTP. Chính vì vậy, có thể khẳng định, công tác thanh tra ATTP tại phường không có sự nể nang, né tránh.
Khi sử dụng các thực phẩm bị ô nhiễm thì có thể dẫn tới hai tình trạng: một là tình trạng nhiễm độc các độc tố của vi sinh vật gây ô nhiễm; hai là nhiễm khuẩn do sự nhân lên và phát triển của vi sinh vật gây ô nhiễm. Như tình trạng bạn đã nêu là có thể đã bị nhiễm độc do độc tố của vi sinh vật gây ô nhiễm.
Trong trường hợp này cần phải nhanh chóng đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách uống dung dịch Orerol. Nếu có nôn và đi ngoài cần phải uống liên tục để bù lượng nước đã mất ra khỏi cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng các chất làm giảm nhu động ruột như Opiroic. Ngoài ra về chế độ ăn uống nên ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
Tôi thấy vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay cực kỳ nhức nhối. Tôi không hiểu các cơ quan chức năng làm gì, vì khi lên tivi thì các vị đều nói hoặc là đảm bảo, hoặc là ko đủ nguồn lực để kiểm soát toàn bộ.
Hôm vừa rồi, tôi vào một quán lẩu vịt ở mặt phố lớn, ghi tấm biển đã được kiểm tra ATVSTP nhưng bên trong, họ vẫn vớt thịt vịt thừa từ các nồi ăn dở, đổ vào cho người sau ăn lại, rồi rửa bát cả đống chung trong một cái chậu nhầy nhụa.
Xin hỏi: Làm vậy thì nói đảm bảo ATVSTP là đúng hay sai? Ai sẽ xử lý họ khi mọi thứ bày ra khá rõ như vậy?
Công tác thanh tra chuyên ngành ATTP thời gian vừa qua đã được triển khai và xử lý vi phạm từ tuyến quận/ huyện đến xã/phường. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra về công tác ATTP không thể đủ để thanh tra, kiểm tra thường xuyên toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống nên không tránh khỏi có những vi phạm chưa bị phát hiện.
Vì vậy, ngoài công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, cũng cần ý thức, lương tâm của người kinh doanh và sự giám sát của chính người tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng phát hiện những tình trạng mất ATTP như trên, có thể chụp hình, quay video, gửi đến các cơ quan chức năng như: Thanh tra Sở Y tế, Chi cục ATTP Hà Nội, Phòng Y tế quận/huyện/thị xã, UBND xã/phường... và tùy theo phân cấp quản lý, sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở bị phản ánh để xử lý vi phạm (nếu có).
Các đoàn thanh tra ATTP chỉ thực hiện nội dung thanh tra theo phân công, phân cấp theo các văn bản pháp luật cụ thể: Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Quyết định 14/2019/QĐ-UBND để hạn chế tối đa chồng chéo.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự trùng lặp thì doanh nghiệp có quyền chủ động báo cáo lại với đơn vị đang thông báo lịch thanh tra để đơn vị đó căn cứ vào nội dung thanh tra, nếu trùng lặp thì sẽ dừng việc thanh tra đó.
BSCK II Khổng Minh Tuấn giao lưu cùng bạn đọc Báo An ninh Thủ đô
Trong ngành nông nghiệp hiện nay vẫn cho phép sử dụng một số loại hóa chất vào trong quá trình sản xuất và bảo quản nông sản. Tuy nhiên đều phải là các hóa chất nằm trong danh mục cho phép.
Nếu sử dụng các hóa chất không nằm trong danh mục cho phép đưa vào thực phẩm sẽ rất nguy hại cho sức khỏe con người khi sử dụng phải thực phẩm có bảo quản bằng chất đó.
Tùy loại hóa chất bị ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây tác động có hại đến các cơ quan trong cơ thể, một số loại hóa chất có thể gây nhiễm độc thần kinh, một số loại hóa chất có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể từ đó dẫn tới nhiều các bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Cán bộ công chức, viên chức của trạm y tế phường thực chất là cán bộ phụ trách tham mưu cho UBND phường trong lĩnh vực ATTP. Khi thực hiện chuyên ngành thanh tra, UBND phường Thanh Xuân Nam ban hành quyết định đoàn thanh tra gồm có 3 đồng chí là: Phó Chủ tịch UBND phường, Trạm trưởng Y tế phường và 1 đồng chí cán bộ Trạm Y tế phường. Cả 3 đồng chí đã được đào tạo qua lớp thanh tra chuyên ngành ATTP và đã được cấp chứng chỉ. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra, UBND phường cũng mời thêm các thành phần tham gia đoàn thanh tra như: công an, cán bộ thú y, cán bộ vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, như tôi đã trả lời ở câu hỏi trước, thì một trong những khó khăn hiện nay là cán bộ thanh tra ATTP thường phải kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả thanh tra chưa thực sự như mong muốn.
Tôi thấy tiêu đề của buổi giao lưu là "Tăng hiệu lực - Giảm chồng chéo" trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP. Nhưng ngay trong danh sách khách mời, có cả thanh tra VSATTP của Sở Y tế Hà Nội, lại có thêm thanh tra của Chi cục VSATTP thành phố. Vậy đây có phải là 2 cơ quan chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của nhau hay không?
Những người kinh doanh hàng ăn như chúng tôi phải đáp ứng và chịu sự thanh tra của những đơn vị nào nữa?
ThS.BS Hà Thu Hương, Đại diện Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội trả lời thắc mắc của bạn đọc
Về mặt quản lý Nhà nước, Sở Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của ngành Y tế và đơn vị thường trực và chịu trách nhiệm về ATTP là Chi cục ATVSTP Hà Nội.
Thanh tra Sở Y tế là đơn vị thanh tra toàn bộ hoạt động của ngành Y tế, mà lĩnh vực ATTP chỉ là một nội dung quản lý của ngành Y tế.
Trước tháng 10 hàng năm, theo quy định lực lượng thanh tra phải xây dựng xong kế hoạch thực hiện của năm sau, và hoạt động này sẽ loại bỏ những chồng chéo. Trong kế hoạch sẽ dự kiến những đơn vị, nội dung thanh tra theo kế hoạch; Thanh tra Sở sẽ là đơn vị thông qua kế hoạch, loại bỏ những chồng chéo về cơ sở được thanh tra.
Trong Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đối với thành phố Hà Nội còn có thêm Quyết định 14/2019/QĐ-UBND, trong các văn bản này quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp nên tránh được sự chồng chéo rất lớn.
Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn là tổ chức hay cá nhân thì sẽ chịu sự quản lý của thành phố, quận huyện hoặc xã phường. Tuy nhiên, nếu cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm vệ sinh ATTP thì không kể phân cấp mà đơn vị nào có chức năng thanh tra vệ sinh ATTP sẽ có quyền kiểm tra.
Xin hỏi bác sỹ Khổng Minh Tuấn, nếu thường xuyên sử dụng phải thực phẩm bị nấm mốc, nhiễm nấm thì có thể sinh ra bệnh gì và có cách nào phòng không?
Đối với các thực phẩm đã bị nấm mốc nhưng được người kinh doanh xử lý bằng hóa chất rồi thì người tiêu dùng sử dụng có ảnh hưởng như thế nào?
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu thời tiết rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển bao gồm các loại nấm có lợi và có hại. Thực tế, các loại thực phẩm nếu không được bảo quản đúng trong điều kiện yêu cầu thì rất dễ sinh ra các loại nấm mốc có hại, đặc biệt là các loại ngũ cốc.
Một số loại nấm có khả năng sinh ra các độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những độc tố này thường sẽ rất bền vững với nhiệt độ và các loại hóa chất. Do vậy, kể cả các thực phẩm đã qua chế biến hoặc xử lý bằng hóa chất thì các độc tố vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vì vậy, tất cả các loại thực phẩm một khi đã nhiễm nấm mốc chúng ta đều phải loại bỏ không sử dụng để làm thực phẩm cho người.
Bà Lê Thị Thanh Thương- Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân trả lời giao lưu trực tuyến
Công tác ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân nói chung và phường Thanh Xuân Nam nói riêng luôn được quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND quận Thanh Xuân về thanh tra chuyên ngành ATTP, sau 5 tháng triển khai thực hiện, tình hình đã có những bước chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định. Thông qua công tác tuyên truyền đối với các hộ sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm đã dần dần nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh ATTP.
Theo phân cấp quản lý, phường Thanh Xuân Nam đang quản lý 86 cơ sở. Sau 2 đợt thanh tra, UBND phường đã thanh tra được 21 cơ sở và xử phạt 5 cơ sở có vi phạm với số tiền 15 triệu đồng.
Để đảm bảo đúng quy định nhân lực về công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, Sở Y tế đã chủ động phối hợp với các đơn vị đào tạo, các Sở, ngành đào tạo, cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành, lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
Trong đó, phối hợp với Trường Cán bộ thanh tra Chính phủ triển khai 39 lớp đào tạo, cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành ATTP cho 3.340 công chức, viên chức, Phó Chủ tịch/Chủ tịch xã, phường thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
Phối hợp với viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia khai giảng 25 lớp đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm cho 1.240 người;
Phối hợp với Sở Công Thương, Sở NN&PTNT đã mở 14 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành ATTP cho 2.480 các công chức, viên chức.
Hiện nay phần lớn các quận, huyện và xã phường triển khai thí điểm thanh tra lần đầu, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra mới được tập huấn thời gian ngắn, kiến thức, kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế. Trong khi quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã, vì thế trong thời gian đầu triển khai các đoàn thanh tra, tập trung nhiều hơn vào thanh tra thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
ThS.BS Trần Việt Dũng, Phụ trách Phòng Công tác thanh tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội
Tuy nhiên, song song với thanh tra chuyên ngành ATTP, công tác kiểm tra vẫn được triển khai ở các quận/huyện, xã/phường, trong đó có công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất lần đầu.
Trong thời gian tới, khi các đoàn thanh tra đã nắm vững hơn quy trình thanh tra, sẽ triển khai thanh tra ATTP tại các cơ sở sản xuất thực phẩm.
Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm luôn được coi trọng, kết hợp với công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp người sản xuất, kinh doanh nắm được và thực hiện đúng các quy định về ATTP.
Mọi thực phẩm không an toàn hay không đảm bảo vệ sinh thực phẩm đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể con người, tùy theo mức độ ô nhiễm và loại ô nhiễm thì thực phẩm không an toàn có thể gây ra những bệnh cảnh tức thời sau khi sử dụng; hoặc có thể tồn lưu trong cơ thể dẫn tới các ảnh hưởng lâu dài.
Vì vậy, mọi người đều cần phải sử dụng các thực phẩm được kiểm soát ở mức độ an toàn.
BS.CK II, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn
Trong trường hợp thực phẩm bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa có thể có các biểu hiện cấp tính ngay sau khi sử dụng thực phẩm ô nhiễm đó.
Ngoài ra, đối với các thực phẩm ô nhiễm bởi các chất hóa học, kim loại nặng thì những chất này có thể tích tụ trong cơ thể lâu ngày và gây nên các rối loạn về lâu dài cho cơ thể, và thể hiện dưới rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, tùy theo hóa chất bị ô nhiễm.