- [ẢNH] Vì sao Anh không còn mặn mà với tiêm kích F-35?
- [ẢNH] Màn trình diễn ‘voi đi bộ’ kì lạ của không quân Đức
- [ẢNH] Trung Quốc lộ diện tàu khu trục với radar có thể ‘bắt sống’ máy bay tàng hình
Mỹ, Pháp và Đức – 3 quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới, đã có doanh số tăng trong giai đoạn 2016 – 2020 nhưng sự sụt giảm đến từ Nga và Trung Quốc đã bù trừ đi sự tăng trưởng trên.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2001 – 2005, doanh số hợp đồng vũ khí lớn giữa các quốc gia, điều được coi là một chỉ số chứng minh nhu cầu, đã không tăng so với 5 năm liền trước đó.
Mặc dù dịch bệnh đã khiến nhiều nền kinh tế gặp khó khăn nhưng SIPRI cho biết, vẫn còn quá sớm để nói, liệu điều này có thể tiếp tục làm giảm doanh số quốc phòng trên thế giới hay không.
“Kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và một vài quốc gia đang đánh giá lại vấn đề nhập khẩu vũ khí trong những năm tới. Tuy nhiên, cùng lúc đó, thậm chí ở thời điểm cao điểm của dịch, một vài nước vẫn ký các hợp đồng mua bán quốc phòng lớn”, nhà nghiên cứu cấp cao Pieter Wezeman tại SIPRI cho hay.
![]() |
Mỹ, Pháp và Đức vẫn tăng trưởng trong lĩnh vực bán thiết bị quân sự |
Ví dụ như UAE, nước này gần đây đã kí hợp đồng mua từ Mỹ 50 máy bay F-35 và 18 máy bay không người lái trang bị vũ khí như một phần của gói ngân sách 23 tỉ USD dành cho quốc phòng.
Các nước Trung Đông đóng góp sự tăng trưởng mạnh trong nhập khẩu vũ khí, tăng 25% trong giai đoạn 2016 – 2020 so với cùng kì trước đó.
Nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới – Saudi Arabia đã có mức nhập khẩu tăng 61%, trong khi Qatar tăng 361%.
Châu Á và châu Đại Dương là khu vực nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 42% doanh số mua bán trên toàn thế giới, trong đó các nước Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những nước đóng góp lớn nhất.