Đổ mồ hôi nhiều: Thận trọng mắc bệnh nguy hiểm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Đổ mồ hôi là một chức năng bình thường để bài tiết và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi, vùng tiết mồ hôi không bình thường, hoặc nếu đổ mồ hôi kèm theo triệu chứng khó chịu thì có thể sức khỏe của bạn có vấn đề.

Cảnh báo bệnh ở một số vùng tiết mồ hôi

Mồ hôi mũi. Nếu mũi thường đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là khí phổi không đủ và cần được điều chỉnh để bổ sung khí.

Đổ mồ hôi cổ. Tuyến mồ hôi cổ phân bổ thưa thớt nên rất ít người đổ mồ hôi ở cổ. Nếu cổ thường xuyên đổ mồ hôi thì có thể liên quan đến rối loạn nội tiết toàn thân, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra nội tiết tố toàn diện.

Nếu đổ mồ hôi kèm theo triệu chứng khó chịu thì có thể sức khỏe của bạn có vấn đề

Nếu đổ mồ hôi kèm theo triệu chứng khó chịu thì có thể sức khỏe của bạn có vấn đề

Đổ mồ hôi nách. Nách có nhiều tuyến apocrine nên mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, mồ hôi có mùi nồng là do chế độ ăn quá “nặng”, ăn nhiều hành, tỏi và các thực phẩm gây mùi khác. Khi tuyến mồ hôi quá lớn, bạn có thể đến bệnh viện để được điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Chế độ ăn cũng nên nhạt, ít muối và gia vị, nhiều trái cây và rau.

Đổ mồ hôi lưng. Trên lưng có rất ít tuyến mồ hôi, nên lưng đổ mồ hôi có nghĩa là cơ thể bạn đang bị suy nhược, mệt mỏi. Bạn nên đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ cũng có thể tập yoga thiền 15 phút vào sáng và tối.

Nam giới thận trọng với chứng đổ mồ hôi nhiều

Ung thư. Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nhưng điều này khá hiếm gặp. Trong đó, bệnh bạch cầu và ung thư hạch là hai loại ung thư thường gặp nhất có thể có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, chúng còn gây ra các triệu chứng khác như: Cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược; Giảm cân không thể giải thích; Ớn lạnh và sốt; Sưng hạch bạch huyết; Đau trong xương; Đau ở ngực hoặc bụng.

Ngưng thở khi ngủ. Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là chứng bệnh phổ biến ở nam giới với khoảng 25% người mắc bệnh. Ngoài gây đổ mồ hôi vào ban đêm, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra các vấn đề sau: Ngủ ngáy; Cảm thấy rất mệt mỏi trong ngày; Thức dậy thường xuyên vào ban đêm; Thức dậy nghẹt thở hoặc thở hổn hển; Bị đau họng khi thức dậy; Khó tập trung.

Bệnh cường giáp. Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Nếu có quá nhiều hormone tuyến giáp, mọi chức năng của cơ thể đều có xu hướng gia tăng. Vì vậy, nhiều người bệnh có các triệu chứng sau: Người bệnh cảm giác sợ nóng, da nóng, toát mồ hôi và sốt nhẹ 37,5-38 độ C; Bị đánh trống ngực, có cảm giác hồi hộp, khó thở khi xúc động hoặc làm việc gắng sức; Bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Có thể xảy ra rối loạn tâm thần biểu hiện bằng cơn kích động hoặc tình trạng lú lẫn hay hoang tưởng; Run ở đầu ngón tay; Thường gặp tiêu chảy không kèm đau quặn: 5-10 lần/ngày; Thường sụt cân nhanh mặc dù ăn vẫn bình thường hoặc có khi ăn khỏe.

Tăng tiết mồ hôi (Hyper hidrosis). Chứng tăng tiết mồ hôi vô căn là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không có nguyên nhân cụ thể. Trong khi đó, chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát có nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như bệnh lý hoặc thuốc. Chứng tăng tiết mồ hôi có thể gây ra các tình trạng: Đổ mồ hôi nhiều thấm qua các lớp quần áo; Đổ mồ hôi vào ban ngày, cũng có thể đổ mồ hôi vào ban đêm; Mồ hôi trên bàn chân, lòng bàn tay, mặt hoặc nách; Đổ mồ hôi ở một hoặc nhiều khu vực.

Testosterone thấp. Nam giới bị đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra khi mức testosterone trong cơ thể thấp. Testosterone tiết ít hơn khi tuổi tác tăng cao, chấn thương, thuốc, bệnh tật, lạm dụng chất kích thích. Các triệu chứng khác của testosteron thấp có thể bao gồm: Yếu cơ; Mệt mỏi; Ít quan tâm đến tình dục; Rối loạn cương dương; Giảm khối lượng xương; Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ; Thay đổi tâm trạng, bao gồm chán nản hoặc tâm trạng thấp và cáu kỉnh.

Các bệnh lý thần kinh. Các bệnh lý thần kinh có liên quan đến hệ thống thần kinh như não, tủy sống, các dây thần kinh, có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Nhìn chung, các triệu chứng của các vấn đề thần kinh sẽ rất khác nhau. Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải: Tê, ngứa ran hoặc yếu ở bàn tay, bàn chân và các chi; giảm cảm giác thèm ăn; đau và cứng khắp cơ thể; chóng mặt hoặc ngất xỉu... Nếu đột nhiên xuất hiện các triệu chứng sau đây thì hãy gọi cấp cứu ngay: Không thể nói được; Bị mờ một bên hoặc mất thị lực; Bị tê liệt ở một chi; Bị xệ ở phần dưới của một bên khuôn mặt; Bị đau đầu dữ dội. Đây là những dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm trùng. Nhiễm trùng cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Mức độ bệnh có thể khác nhau, từ nhiễm virus nhẹ kèm theo sốt nhẹ đến nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gồm: Bệnh lao; viêm nội tâm mạc; viêm tủy xương... Một số dấu hiệu đi kèm đổ mồ hôi do nhiễm trùng chung cần chú ý bao gồm: Sốt và ớn lạnh; Đau nhức cơ và khớp; Mệt mỏi và suy nhược; Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân; Đỏ, sưng và đau tại một vị trí cụ thể.