- Thổ Nhĩ Kì mở rộng căn cứ Incirlik đón Nga
- Nga tiếp thị xe bọc thép Typhoon-K ra thị trường nước ngoài
- Iran ra mắt tên lửa phòng không tự chế mạnh ngang S-300
National Interest cho rằng, những máy bay thế hệ thứ 4 như Lockeed Martin F-16 hay Boeing F/A-18 Hornet có thể dễ dàng làm “mồi ngon” khi cố gắng xâm nhập vào mạng lưới phòng không đa lớp của Nga, tuy nhiên, điều này chưa chắc đã xảy ra với các máy bay như F-35 hay F-22 nhờ khả năng tàng hình đặc biệt.
Theo các nhà phân tích, F-35 và F-22 không có khả năng toàn hình tốt như máy bay ném bom B-2. Chúng vẫn có thể bị phát hiện bởi các radar tần số thấp và cần phải sử dụng thêm tốc độ cao hay sự khéo léo của phi công nếu không muốn xuất hiện trước radar quân địch.

Tên lửa phòng không S-400 có thể phát hiện nhưng chưa chắc tiêu diệt được F-35, F-22 Mỹ
Chuyên gia nghiên cứu Mike Kofman cho biết, Moscow thừa hiểu được điều này và đã đầu tư rất nhiều vào những hệ thống radar hoạt động trong tần số thấp. Điều này khiến các hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại nhất như S-300, S-400 và S-500 có thể dò ra được máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên, Nga được cho là không có loại radar kiểm soát hỏa lực nào đủ khả năng điều hướng được tên lửa bắn trúng các máy bay tàng hình.
Điều này hoàn toàn nằm trong tính toán của Mỹ do khi thiết kế F-35 và F-22, Mỹ đã tìm cách tối ưu hóa khả năng tàng hình đối với các radar hoạt động ở dải băng tần số cao như C, X, Ku. Đây là các tần số thường được radar kiểm soát hỏa lực sử dụng khi dẫn đường tên lửa.
Ngoài việc nghiên cứu sâu hơn về các loại radar hoạt động ở tần số thấp, Nga cũng thử nhiều biện pháp mới nhằm chiến thắng công nghệ tàng hình. Một trong số đó là trang bị mạng lưới phòng không dày đặc, có khả năng phát hiện ra máy bay quân địch từ nhiều hướng khác nhau, từ đó, có thêm thông tin về vị trí chính xác mà nó sẽ bay tới. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa thể được trả lời.