- Những loại thực phẩm khiến bạn bị lão hóa nhanh một cách đáng kinh ngạc
- Những điều cần biết để tránh ngộ độc khí than khi mùa đông đến
- Uống nhầm thuốc chống trầm cảm, cụ ông Hà Nội lơ mơ, ngất lịm trên sàn nhà
Khoai tây
Độc chất trong khoai tây có có nhiều trong mầm củ và lớp vỏ xanh
Độc chất trong cây khoai tây có tên gọi là glycoalkloids (chaconin, solanin). Chất này không có trong củ khoai, chỉ có nhiều trong mầm củ, trong lớp vỏ xanh của củ khi tiếp xúc với ánh nắng và một phần nhỏ trong lá, rễ.
Trong củ khoai tây bình thường có 12 - 20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250 - 280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 - 2.200 mg/kg. Liều gây tử vong của solanin vào khoảng 0,2 g cho một người nặng 50 kg.
Triệu chứng của ngộ độc biểu hiện vài giờ sau khi ăn bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đồng tử giãn, rối loạn ý thức, hôn mê; loạn nhịp tim, tổn thương gan cấp.
Dự phòng ngộ độc khoai tây rất dễ dàng thông qua việc gọt vỏ kỹ, loại bỏ phần gốc mầm ở những củ khoai đã lên mầm. Nấu chín khoai ở nhiệt độ cao trên 1.700C cũng làm cho các chất độc phân hủy và mất độc tính.
Măng
Măng là một món ăn hết sức quen thuộc với người dân nước ta, đặc biệt trong dịp tết. Tuy nhiên, trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều (khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng). Người nặng khoảng 50 kg ăn phải khoảng 20 mg chất này sẽ bị ngộ độc và 50 mg sẽ tử vong.
Có thể đề phòng ngộ độc măng bằng cách chế biến kỹ trước khi ăn
Triệu chứng của ngộ độc măng tương tự như ngộ độc sắn nhưng thường nhẹ và hiếm gặp hơn có lẽ do măng thường được chế biến rất kỹ (ngâm, luộc, phơi khô nhiều lần) trước khi ăn, cho nên mặc dù nồng độ HCN cao hơn sắn, chất độc này gần như đã được loại bỏ.
Có thể phòng tránh ngộ độc măng bằng cách chế biến kỹ trước ăn, không nên ăn các loại măng đắng, măng được sơ chế chưa đảm bảo... hoặc ăn quá nhiều măng đắng, măng tươi ngâm, vào lúc đói bụng.
Dứa
Dứa (miền Nam gọi là khóm, thơm) cũng là một loại quả ngon và thông dụng. Đây là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brasil. Quả dứa thực ra là trục của hoa dứa còn quả thật là các “mắt” dứa. Dứa có thể ăn tươi hoặc đóng hộp với thành phần dinh dưỡng cao như đường, các vitamin, khoáng chất.
Ngộ độc dứa tương đối hay gặp mặc dù trong quả dứa không có thành phần nào là độc chất. Có một số nghiên cứu cho rằng chất gây ngộ độc trong dứa là các loại nấm mốc sống kí sinh trên quả dứa bởi vì đa số bệnh nhân bị ngộ độc dứa có phản ứng dương tính với giống nấm Candida tropicalis khi làm test nội bì.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp, triệu chứng ngộ độc dứa giống như một phản ứng dị ứng với các biểu hiện nhanh và nặng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; ngứa, nổi mẩn ngoài da, co thắt phế quản kiểu hen và nặng nề nhất là sốc kiểu phản vệ: ngay sau khi ăn dứa, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đánh trống ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Để tránh ngộ độc, khi ăn nên chú ý gọt vỏ kỹ
Điều trị ngộ độc dứa là điều trị các biểu hiện dị ứng và sốc phản vệ nếu có. Các biện pháp bao gồm truyền dịch nâng huyết áp, cho corticoid và adrenalin theo phác đồ nếu bệnh nhân quá nặng. Để tránh ngộ độc, khi ăn nên chú ý gọt vỏ kỹ (nhất là phần mắt dứa), không nên ăn dứa đã cất giữ lâu ngày, dứa đã bị nẫu, ủng để đảm bảo an toàn.
Rượu
Thông tin trên Vietnamplus cho biết, theo thống kê của Bộ Y tế, đỉnh điểm của các ca ngộ độc, cấp cứu do rượu thường rơi vào tháng trước và sau Tết nguyên đán. Năm nào số ca ngộ độc rượu phải cấp cứu, tử vong trong dịp này cũng tăng hơn gấp đôi so với các tháng còn lại.
Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân uống phải rượu có cồn công nghiệp với nồng độ methanol cao gấp nhiều lần cho phép và uống phải rượu ngâm với những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Sử dụng phải rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế… rất dễ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc
Ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, việc lạm dụng rượu về số lượng, chủng loại rượu, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, không nhãn mác và đặc biệt là rượu giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn methanol) do gian lận thương mại đang gây ngộ độc cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hoá chất độc cực mạnh, chỉ uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.