- Cả nước chỉ còn gần 900 bệnh nhân Covid-19 nặng, 88.820 trẻ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine
- Hà Nội tiêm được 33.626 mũi vaccine cho trẻ em, đề xuất có hướng dẫn an toàn mới
- Hà Nội tăng 1.012 ca Covid-19, chưa ghi nhận trẻ gặp phản ứng nặng sau tiêm vaccine
![]() |
Khám hậu Covid-19 cho bệnh nhân ở Hà Nội |
Theo dự thảo, bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.
Có 6 ngành, nghề thường xuyên phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 trong môi trường lao động được Bộ Y tế đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp, gồm:
- Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.
- Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu SARS-CoV-2.
- Người làm nghề, công việc trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid-19 tại nhà.
- Người làm nghề, công việc vận chuyển, phục vụ người bệnh Covid-19.
- Người làm nghề, công việc vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh Covid-19.
- Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 gồm: Giám sát, điều tra, xác minh dịch; Nhân viên hải quan ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng; Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Theo đề xuất của Bộ Y tế, những người làm nghề trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày thông tư này có hiệu lực được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp, khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định.