ĐBQH: Cần quy định rõ trình tự thủ tục nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) đề nghị cần quy định rõ trình tự, thủ tục nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) nêu rõ, dự thảo Luật quy định 2 hình thức Nhân dân kiểm tra và 4 hình thức Nhân dân giám sát.

Theo đại biểu, mô hình Nhân dân kiểm tra, Nhân dân giám sát có đặc điểm riêng với chủ thể đối tượng trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý là khác nhau. Tuy nhiên, dự thảo Luật còn quy định rất chung về trình tự, thủ tục nhân dân, kiểm tra nhân dân, giám sát theo hướng dẫn, chiếu trung sang các quy định có liên quan.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) phát biểu

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) phát biểu

Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục Nhân dân kiểm tra, Nhân dân giám sát phù hợp với mỗi hình thức kiểm tra, giám sát của Nhân dân; nhất là trình tự thủ tục Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát để làm cơ sở thực hiện thống nhất trong thực tiễn và cũng là cơ sở để Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

Ngoài ra, theo đại biểu Nguyễn Danh Tú, dự thảo Luật quy định hình thức Nhân dân giám sát thông qua hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

Đại biểu đề nghị cần xem xét, cân nhắc nội dung này để bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật là ở phạm vi cơ sở. Cho biết, chức năng kiểm tra và chức năng giám sát là 2 chức năng khác nhau với thẩm quyền, trình tự thủ tục, hệ quả pháp lý là khác nhau nhưng dự thảo Luật chưa có sự phân biệt cho hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra Nhân dân, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể hơn các nội dung liên quan hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra Nhân dân.

Về Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần xem xét, bổ sung thêm các quy định cụ thể hơn để bảo đảm quá trình triển khai thực hiện được thống nhất, bảo đảm cân đối hài hòa. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo Luật với các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) thảo luận tại hội trường

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) thảo luận tại hội trường

Cùng cho ý kiến về nội dung trên, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, dân chủ là phương thức để nhân dân phát huy quyền làm chủ, để thể hiện ý chí, quyền làm chủ thể của nhân dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ còn nhiều bất cập trong nội dung, hình thức, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chưa thống nhất, mỗi nơi thực hiện khác nhau, thiếu chế tài xử lý tùy trường hợp cụ thể, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận, đoàn thể cũng như của người dân chưa rõ, ít được lắng nghe. Cho nên việc xây dựng Luật Dân chủ cơ sở là hết sức cần thiết.

Theo đại biểu, thời gian qua, các địa phương cả nước tổ chức vận động với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã mang lại những kết quả tích cực, song cũng xảy ra nhiều bất cập như cử chỉ, việc làm của mỗi hộ, mỗi cá nhân chưa thống nhất dẫn đến việc người lao động không làm, thậm chí có người tuyệt đối không thực hiện.

"Vì đây là sự tự nguyện nên cần quy định người dân tham gia quyết định những vấn đề về thôn, xóm, bản, làng. Những trường hợp người dân không đồng tình tham gia hưởng ứng thì giải quyết ra sao, cũng cần định tính, định lượng cho rõ ràng để dễ dàng thực hiện" - Đại biểu nói.