Đẩy nhanh khoanh nợ, xóa nợ thuế theo Nghị quyết 94

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Thời gian xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2023. Do đó, ngành thuế cần tập trung triển khai, đẩy nhanh công tác xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết này.

Đây là chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh đối với Cục Thuế các địa phương.

Theo đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các địa phương khẩn trương tập trung thực hiện xác định đúng các đối tượng được xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14. Từ đó thu thập, bổ sung, hoàn thiện và lập đầy đủ hồ sơ xử lý nợ theo hướng dẫn tại Thông tư 69/2020/TT-BTC.

Đối chiếu, xác định chính xác số tiền thuế nợ được khoanh, số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa theo đúng quy định của Nghị quyết 94 và Thông tư 69.

Thực hiện xử lý khoanh nợ, xóa nợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ đúng quy định.

Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy nhanh đẩy nhanh công tác xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết 94

Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy nhanh đẩy nhanh công tác xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết 94

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu cơ quan thuế quản lý trụ sở chính phải nhanh chóng thực hiện phối hợp với cơ quan thuế quản lý chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh để xác minh tình trạng hoạt động của trụ sở chính đảm bảo việc hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ của cơ quan thuế quản lý chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được kịp thời, đúng tiến độ.

Cơ quan thuế cần tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Cấp ủy, UBND các cấp và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn để đảm bảo hoàn thành việc xử lý nợ trong thời hạn 03 năm theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 94.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đề nghị Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nâng cao trách nhiệm, gắn trách nhiệm xử lý nợ đến từng cán bộ, công chức trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các bộ phận trong cơ quan thuế (pháp chế, kê khai, thanh tra - kiểm tra, quản lý hộ, quản lý đất…) phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý nợ để thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ xóa nợ.

Tổng cục Thuế cũng cho biết, đã có Công văn số 681/TCT-QLN ngày 13/3/2023 hướng dẫn cụ thể một số nội dung để triển khai công tác xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14.

“Các Cục Thuế cần nghiên cứu thực hiện, đặc biệt là rà soát các trường hợp đã thực hiện khoanh xóa, nếu cần thiết thì xem xét hủy khoanh hủy xóa theo quy định” – lãnh đạo Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Về quản lý nợ thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh yêu cầu các địa phương thực hiện ngay các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định để thu hồi nợ thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 689 ngày 13/3/2023 chỉ đạo các Cục Thuế địa phương thực hiện riêng đối với chuyên đề quản lý nợ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Tính đến thời điểm hiện nay, kết quả thực hiện xử lý nợ, việc khoanh nợ đã cơ bản hoàn thành (toàn quốc đã xử lý khoanh nợ 28.200 tỷ đồng); đã xử lý xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 7.012 tỷ đồng.