Đại biểu Quốc hội: Cần mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Thảo luận về Nghị quyết Thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ô tô thông qua đấu giá, Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hoà) cho rằng cần mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển xe ô tô.

Cũng theo Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, từ trước đến nay, Nhà nước thực hiện việc cấp biển số xe cơ giới, trong đó có biển số xe ô tô để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về xe cơ giới. Cho nên, biển số xe cơ giới nói chung vẫn được coi như là giấy chứng nhận tài liệu của cơ quan Nhà nước.

Dự thảo Nghị quyết lần này coi biển số xe ô tô là tài sản công dưới dạng tài sản đặc thù mà không phải giấy chứng nhận tài liệu của nhà nước nữa. Thực tế, hiện tại đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định thế nào là tài sản đặc thù mà chỉ có Thông tư số 162 của Bộ Tài chính quy định về tài sản cố định đặc thù.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) phát biểu

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) phát biểu

Như vậy, tài sản đặc thù là tài sản gì hay vẫn được coi là tài sản như quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự? Theo đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản khi được coi là tài sản thì có quyền tài sản và quyền sở hữu tài sản.

Tuy nhiên, Dự thảo Nghị quyết một mặt quy định biển số ô tô là tài sản nhưng lại hạn chế quyền của người đang quản lý tài sản là biển xe ô tô được cấp theo hình thức trúng đấu giá. Đại biểu cho rằng, nếu đã coi biển số ô tô là tài sản thì phải tuân theo những quy định của Bộ luật Dân sự về tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu tài sản để những quy định trong hệ thống pháp luật được thống nhất.

Về quyền nghĩa vụ của người trúng đấu giá, theo đại biểu, biển số xe ô tô cũng như điện thoại di động, là những tài sản nằm trong kho tài nguyên số do nhà nước quản lý không có văn bản nào quy định nhưng số điện thoại di động được coi là tài sản của công dân và có quyền chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế.

Nếu hạn chế quyền của người trúng đấu giá, chủ trương đấu giá biển số ô tô nhằm bổ sung ngân sách đối với số tiền thu được sẽ rất hạn chế, không khuyến khích mọi người tham gia đấu giá. Do đó, cần mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển xe ô tô.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) thảo luận

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) thảo luận

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) băn khoăn về nội dung tại Điều 4 về quyền và quyền và nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng, người được cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe quy định…

Theo đó, người nhận chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe của mình mà không được giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác của mình, không được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác là không phù hợp.

Sau khi thực hiện thí điểm 3 năm xe gắn biển giá sau 2 đến 3 lần chuyển nhượng biển số chúng đã trúng đấu giá theo xe ô tô sẽ hết khấu hao, không được phép sử dụng và lưu hành.

Trong khi người nhận chuyển nhượng biển số theo xe không được chuyển nhượng riêng biển số xe cho người khác cũng không được dùng để đăng ký cho xe của mình. Khi muốn mua xe mới thì chủ sở hữu phải đi đấu giá hoặc đăng ký một biển biển xe khác.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đặt câu hỏi, liệu số xe trúng đấu giá đã nhận chuyển nhượng sẽ được dùng vào việc gì và cơ quan chức năng quản lý biển số xe này như thế nào? Đại biểu đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh theo hướng quy định người nhận chuyển nhượng được phép giữ lại biển số xe để đăng ký cho xe khác của mình như quyền của người đã trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, cho, tặng xe của mình cho người khác.