- Không tố giác tội phạm là phải biết rõ về tội phạm trước đó
- Có nên phạt nặng trẻ vị thành niên phạm tội nghiêm trọng?
- Rao bán vũ khí thô sơ có thể bị xử lý hình sự

Trả lời: Anh A không cấp dưỡng nuôi con là vi phạm các quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh ta tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bản án hoặc Quyết định li hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu chồng cũ của bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
Về hình thức xử phạt, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Luật sư Hoàng Thị Khánh Linh VPLS Nguyễn Chiến Địa chỉ: 52 Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 1999. Theo đó, “người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.