- Tư vấn: Khi nữ giúp việc dâm ô con trai chủ nhà
- Có được ủy quyền xử lý sa thải người lao động?
- Kết hôn với anh rể có phạm luật không?

Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Trả lời:
Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định, từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
Với trường hợp của bạn, nếu bạn chuyển nhượng chiếc xe sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền sau khi thu được bạn dùng để thi hành án thì sẽ không bị coi là tẩu tán tài sản. Còn nếu bạn chuyển nhượng chiếc xe sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được bạn không dùng để thi hành án thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản.