- HAGL và bài toán "hồi sinh" Công Phượng
- Thông điệp chuyên nghiệp từ Lê Công Vinh
- Trưởng ban trọng tài VFF: "Tôi không có quyền thông tin án phạt cấp dưới"
Những thay đổi dù nhỏ nhưng đã giúp hình ảnh V-League chuyên nghiệp hơn
Đây là điểm mới trong công tác truyền hình, truyền thông giải đấu năm nay. Nhà tổ chức cho hay, các đơn vị thu phát sẽ sử dụng một mẫu thống kê đồng bộ do đơn vị này thiết kế trong vài vòng đấu, sau đó lấy ý kiến góp ý để cho ra một mẫu thống nhất, có tính áp dụng lâu dài.
Thực tế, bộ đồ họa thống kê này không quá xa lạ đối với người hâm mộ các giải bóng đá lớn trên thế giới, điển hình như giải Ngoại hạng Anh nhưng ít nhiều cho thấy nỗ lực chuyên nghiệp hóa giải đấu của nhà tổ chức, bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất.
2. “Tôi muốn làm bóng đá sạch từ… nhà vệ sinh”, quyền Chủ tịch CLB TP.HCM Lê Công Vinh nói về quyết định cải tạo nhà vệ sinh sân nhà Thống Nhất. “Mơ ước của tôi là tạo ra một món hàng chất lượng mà người hâm mộ khi bỏ tiền ra mua vé đến sân sẽ cảm thấy hài lòng”, Công Vinh chia sẻ.
V-League nhiều năm qua tái diễn câu chuyện cười ra nước mắt: mỗi khi có đội bóng thi đấu AFC Cup hay AFC Champions League là lãnh đạo đội bóng lại tất tả đi lo tu sửa… nhà vệ sinh, phòng thay đồ để thỏa mãn các tiêu chí khi đoàn kiểm tra AFC đến. Có đội bóng đã không được AFC cho tổ chức trận đấu trên sân nhà vì các hạng mục này quá xuống cấp. Vài mùa trước, sân Lạch Tray (Hải Phòng) từng bị chê trên mặt báo vì nhà vệ sinh, bao gồm cả khu dành cho quan khách nhếch nhác chẳng ai muốn vào. Tình trạng nhà vệ sinh… mất vệ sinh cũng xảy ra ở nhiều sân V-League khác, trở thành nỗi ám ảnh của khán giả mỗi khi có “nhu cầu”.
Thực tế chi phí xây sửa nhà vệ sinh khu khán đài chẳng đáng là bao so với gần trăm tỷ đồng mà các ông “bầu” rót vào đội bóng mỗi năm. Vấn đề nằm ở cách nghĩ. “Chúng tôi muốn chuyên nghiệp và muốn thế thì phải bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, như nhà vệ sinh cho khán giả”, chia sẻ của quyền chủ tịch CLB TP.HCM Lê Công Vinh đáng để các đội bóng khác suy ngẫm.