- Đại biểu Quốc hội xót xa nói về vụ 7 bệnh nhân chạy thận tử vong
- Góp ý xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Liên quan đến quy định Luật sư tố giác thân chủ, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 30-5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nếu phải giới hạn tội thật nghiêm trọng Luật sư mới tố giác thân chủ thì nghe khó nghe. Về vấn đề này Liên đoàn Luật sư, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra sẽ thảo luận thêm cho thấu tình đạt lý rồi đưa ra Quốc hội xem xét, hoặc lấy phiếu. Quyền quyết định cuối cùng thuộc về Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Về nội dung này, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội bày tỏ quan điểm, Luật sư trước tiên là công dân, thứ hai họ là người bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Do vậy đứng trước pháp luật, luật sư có trách nhiệm quyền và trách nhiệm của công dân, nhưng đồng thời có trách nhiệm đặc thù nghề nghiệp. “Trách nhiệm đặc thù ở đây theo tôi là luật sư cần phải có quyền miễn trừ trong một số trường hợp đặc biệt” – ĐB Hiểu nói.
Do vậy, ĐB Hiểu đề xuất trong Bộ luật hình sự, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì luật sư phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp nếu không tố giác thân chủ trên cơ sở thông tin thân chủ cung cấp. Trường hợp này luật sư bắt buộc phải tố giác. Nhưng luật sư tố giác cũng phải chịu trách nhiệm đối với nội dung mình tố giác.
Ngoài ra, một số tội danh như giết người, hiếp dâm, tham nhũng, chúng ta giới hạn trong nhóm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cùng với nhóm tội phạm xâm phạm lợi ích quốc gia thì luật sư cũng phải chịu trách nhiệm cả về góc độ pháp lý, đạo lý.