Chính phủ trình 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù để TP. HCM phát triển đột phá

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tại Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM, Chính phủ trình 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố này…
Đề xuất nhiều chính sách đặc thù để tháo gỡ các điểm nghẽn cho TP. HCM phát triển

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù để tháo gỡ các điểm nghẽn cho TP. HCM phát triển

Chính phủ vừa có Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM.

Cụ thể, tại Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM gửi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, mục tiêu đưa ra là xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá và giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt phát triển kinh tế xã hội của TP. HCM.

Trong đó, Chính phủ trình quy định thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về: quản lý đầu tư; tài nguyên chính sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của thành phố; tổ chức bộ máy của TP. Thủ Đức.

Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết quy định, TP. HCM có thể huy động các nguồn tăng thu khoảng 119.000 tỷ đồng, ngoài mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, để bố trí cho các dự án trọng điểm, cấp thiết.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông. Cụ thể, TP. HCM dùng ngân sách địa phương triển khai dự án đầu tư công độc lập để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương), vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường vành đai 3 thuộc địa phận thành phố…

Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết quy định HĐND - TP. HCM được quyết định áp dụng, điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí tòa án. Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí nêu trên và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết quy định TP. HCM được tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Hiện theo Nghị quyết số 54, tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90%...